Trang

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Nghĩ khác-làm khác để thành công


Khác biệt để thành công
Trước tình hình đất nước bế tắc hiện nay, có nhiều, rất nhiều phong trào vận động, nhiều nhóm, nhiều tổ chức với nhiều chủ trương đường lối khác nhau nhưng đề hướng đến mục tiêu dân giàu nước thịnh là tối hậu. Từ chủ trương ôn hòa, bắt tay với ĐCS đến chủ trương giải thể đảng, từ chủ trương thay đổi từng bước đến chủ trương đa đảng, bầu cử tự do ngay lập tức,…..Trong cảnh trăm hoa đua nở nhưng hướng đi thì vẫn bế tắc. Chúng ta thử tìm hiểu xem có con đường nào sáng tạo hơn không?

Lý thuyết marketing hiện đại có khẩu hiệu: khác biệt để thành công. Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, cha đẻ môn Marketing hiện đại-Michel Porter đã hướng dẫn các công ty hãy cạnh tranh hướng đến sự khác biệt. Sự khác biệt cũng chính là sự sáng tạo, sự độc đáo. Công ty nào thỏa mãn tiêu chí đó thì sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn nhất và thành công. Apple là một công ty như thế. Với khẩu hiệu thiết kế lại điện thoại, siêu phẩm iphone luôn là sản phẩm đỉnh cao. Từ một công ty bên bờ vực phá sản, phù thủy Steve Job đã đưa trái táo lên công ty có giá trị nhất thế giới sau 15 năm.
Nghĩ khác, làm khác cũng là một bí quyết của các vĩ nhân, các doanh nhân thành công. Chúng ta có thể lấy nhiều minh chứng sống động cho nhận định này. Nghĩ khác về bầu trời, trái đất với kinh thánh đã đưa Bruno là người phát kiến ra hệ mặt trời bất hủ, đặt nền móng cho khoa học phát triển. Một trong nhưng nhà bác học vĩ đại Abert Estein đã dũng cảm nghĩ khác khi cho rằng vận tốc ánh sáng là tuyệt đối, đã thách thức thành trì 300 năm của các định lý Newton với bài toán cộng vận tốc kinh điển. (Ví dụ một con tàu vũ trụ bay với vận tốc v1 so với trái đất, bắn ra tia sáng có tốc độ c thì theo Newton, vận tốc ánh sáng so với trái đất là V=v1 +c nhưng Estein đã dũng cảm phủ nhận định luật trên và cho rằng nó vẫn là c).
Khoa học và kinh doanh đã chứng minh và để lại nhiều bài học cho nguyên lý: nghĩ khác, làm khác để thành công còn với lĩnh vực xã hội thì sao?
Lối mòn thế giới: Chúng ta cần thừa nhận cách mạng đi kèm với quá trình tái phân phối tài sản là tất yếu. Ngàn năm phong kiến, bao vương triều sụp đổ, bao cuộc khởi nghĩa với khẩu hiệu “cướp giàu, chia nghèo” tạo ra một động lực to lớn cho cuộc khởi nghĩa, kết quả là diệt một vương triều mục nát, xây dựng một vương triều mới với hi vọng “Vua anh minh, thương dân hơn” nhưng kết quả được nước đầu, sau đó mọi chuyện vẫn như cũ. Cái gì làm cho lịch sử Trung Hoa và phương đông đau khổ đến vậy? Đó chính là lối mòn suy nghĩ “Vua là thiên tử là đáng con trời, thay trời hành đạo”. Không ai phủ nhận nền văn minh rực rỡ của Trung Hoa với nhiều nhà hiền triết, nhiều nhà tư tưởng vĩ đại về trị quốc, chiến tranh: Khổng Tử, Tôn Tử, Gia Cát Lượng,…..nhưng thực sự không có ai vượt được lối mòn tư tưởng trên để đến một nhà nước cộng hòa, nơi “Vua” là người được ủy quyền cai trị có nhiệm kỳ, làm không nên thì về vườn.
Các cuộc cách mạng hiện đại hơn cũng là giải quyết vấn đề tài sản, sinh kế: Cách mạng vô sản ở các nước công nghiệp với khẩu hiệu “quốc hữu hóa”-chuyển tài sản của một nhóm chủ cho toàn dân-thực chất là của một nhóm nhỏ lãnh đạo. Cách mạng tháng 8 với khẩu hiệu “người cày có ruộng” với chiến dịch CCRĐ tắm máu nhưng sau đó vẫn là quốc hữu hóa với chương trình hợp tác xã. Gần hơn với quá trình “tư nhân hóa” sau khi thành trì cộng sản Liên Xô sụp đổ. Quá trình tái phân phối tài sản đó đã không thành công, nó bị cướp đoạt một cách hợp pháp, tạo ra nhiều tài phiệt, làm nền kinh tế lụn bại hơn, cản trở nước Nga đến nhà nước dân chủ, pháp quyền thật sự.
Việc Nam hiện nay với bước đi nóng hổi có tên gọi “tái cơ cấu kinh tế” thực chất nó là quá trình đã có từ lâu, bị trì hoãn thậm chí bị đảo ngược-“cổ phần hóa”. Hậu quả quá trình này cũng sẽ bị lũng đoạn, thâu tóm như ở Nga, không thể tránh được. Chúng ta có thể tham khảo các bài viết đây để có cái nhìn toàn cảnh.
Một lối suy nghĩ của nhiều người là đấu tranh cho chính trị đa nguyên, bầu cử tự do,...khi đó xã hội sẽ tốt đẹp, nhưng thực tế có nhiều minh chứng là nhiều nước có hình thức chính trị đa nguyên, đa đảng nhưng xã hội vẫn lộn xộn, kinh tế èo uột vì phần lớn nền kinh tế quốc gia nằm trong ta một nhóm người. Nắm kinh tế là nắm tất cả, nhóm này chi phối hoặc hôn phối với kẻ nắm quyền để làm sao bảo vệ lợi ích tối đa, khi đó dân chủ thật cho người dân cũng lắm chông gai. Tại sao cứ nghĩ đấu tranh chính trị để có kinh tế tốt mà không nghĩ kinh tế cũng là chính trị? Dùng kinh tế để làm đòn bẩy chính trị?
Từ việc tổng kết thực tiễn và tầm nhìn viễn kiến về một kết quả tất yếu mà đất nước sẽ đi tới với những hậu quả: kinh tế bị cướp đoạt, chính trị bị thao túng dù có đổi màu sang đa nguyên. Cuối cùng dân cũng không hưởng lợi, cũng bị lầm than. Thanh niên cứu quốc đề xuất giải pháp hoàn toàn mới mẻ, tuy duy hoàn toàn khác. Đó là tái phân phối tài sản theo chủ trương “dân hữu hóa”. Đây hoàn toàn là một cách nghĩ, cách làm khác nhưng sẽ là một giải pháp tốt, một lối đi để đưa dân tộc đất nước đến bến bờ thịnh vượng.
Với góc nhìn khoa học, đây không chỉ là một cách tư duy khác, cách làm khác mà còn là một nguyên lý lõi để giải quyết những bế tắc hiện nay ở Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi tai ách chủ nghĩa cộng sản tiến lên xã hội dân chủ, pháp quyền, kinh tế thịnh vượng. Mong quí bạn hữu xem thêm tại đây.
Rất mong nhận được sự quan tâm, bàn luận của quí bạn hữu gần xa có cùng mối quan tâm về hiện tình đất nước.
     Trân trọng
Thanh niên cứu quốc

1 nhận xét:

  1. "Không làm được chuyện quảng bá thông tin thì đường dài chúng ta chỉ vẫn
    là một nhúm cát, trong cái sa mạc khô cằn của đất nước, quay quần bên
    nhau, nói mãi cho nhau nghe những điều mà mình đã biết." Câu này hay thật, và cũng là sự thật đau lòng.
    Vấn đề lớn của cuộc đấu tranh cho quê hương Tự do, Thanh bình và đầy Tình người là chổ này.
    Xin tất cả các bạn tham gia vào vấn đề này để làm thế nào những gì chúng ta viết trên DLB được đến với người Việt càng ngày càng nhiều, thành đống cát, thành sa mạc, chứ cứ chỉ là "nhúm cát" thì đúng như DLB viết : "Nói mãi cho nhau nghe những điều mà mình đã biết." , Mong lắm thay. Kính gởi đến tất cả, và xin góp ý kiến để làm cho được : "Làm sao dân trong nước đọc được những bài viết trên DLB".

    Trả lờiXóa