Trang

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Tự do là gì?


                                                            Tự do tài chính là tự do cuối cùng của con người.
Có một thực tế hiện nay là rất nhiều phong trào, nhiều cá nhân tranh đấu cho sự tiến bộ ở Việt Nam thường hay dũng mỹ từ “tự do”. Tự do cho Việt Nam, Việt Nam không có tự do,….nhưng lại rất ít người biết tường tận hai chữ tự do là gì? Bài viết này giúp đọc giả có thêm một góc nhìn mới về “tự do”.
    Tự do dưới góc nhìn của triết gia: Các triết gia nhìn tự do như sau: Tự do là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi một cá nhân có thể có khả năng hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình. Con người tự do là con người có thể làm những gì mình cho là đúng và chịu trách nhiệm cá nhân trước nó mà không chịu ràng buộc bỡi những qui định từ bên ngoài.
Tự do dưới góc nhìn nhà tranh đấu. Một trong những nhà tranh đấu trẻ trung gây thiện cảm với nhiều người  là cô Huỳnh Thục Vy. Ngày 1/7/2012 cô và bạn bè tham gia biểu tình chống TQ bành trướng thế lực trên biển đông ở công viên 30/4 tại Sài Gòn. Cô bị bắt tại Sài Gòn, bị di lý về Quảng Nam để thẩm vấn. Ngoài trong đồn công an cô cảm nhận rằng người Việt Nam rất mất tự do, cô ao ước người Việt Nam có tự do. Cô nói “...Suốt từ 12 giờ ngày hôm qua đến 09 giờ ngày hôm nay [5/7] tôi đã mất hẳn quyền tự do của mình. Ngay cả đi vệ sinh cũng có người đi theo..." và trong một bài viết “an toàn hay tự do” cô đã cho rằng “Tôi vẫn luôn tin rằng chúng ta được sinh ra là có quyền lựa chọn cho mình một cuộc sống theo cái cách mà chúng ta muốn”. Tự do theo cô có thể muốn làm điều mình muốn, mình cho là đúng mà pháp luật cai trị không thừa nhận, trong đó có quyền đi biểu tình thể hiện chính kiến với đất nước. Rất chính đáng. Ngoài cô, rất nhiều phong trào và nhà tranh đấu khác cũng nêu cao tự do và cho rằng có tự do thì sẽ có mọi điều tốt đẹp: con người có nhân phẩm, có phẩm giá,….Và họ cho rằng nước Việt Nam hiện tại không có tự do vì làm gì cũng bị ràng buộc luật pháp do nhà cầm quyền đưa ra, nhất là điều luật 88, 79 để chế tài họ khi họ tự do ngôn luận.
Tự do dưới góc nhìn chính quyền: Chính quyền họ cũng thừa nhận quyền tự do của con người: “trên phạm vi lịch sử nhân loại và ở cấp độ đặc trưng cơ bản, phân biệt giữa con người với phần còn lại của thế giới, nhu cầu về tự do được xem là một thuộc tính của loài người, là một quyền tự nhiên (natural rights) của con người. Không có tự do thì không có khám phá, không có phát minh sáng chế, không có phát triển..” nhưng họ lại có quan điểm: “nhưng ở bình diện cá nhân trong cộng đồng thì nhu cầu về tự do không thể không bị hạn chế vì những lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc, trước hết là ở sự ổn định xã hội – mà thiếu nó thì mọi phát minh, sáng tạo đều trở nên vô nghĩa. Cuộc sống còn chỉ ra rằng, quyền tự do của người này nếu không có những hạn chế nhất định thì có thể xâm hại đến quyền, lợi ích của người khác, trước hết đó là nhân phẩm, danh dự của họ”. Và họ dẫn ra nhiều ví dụ là anh không thể muốn làm gì thì làm vì ảnh hưởng đến người khác, đến cộng đồng, đến nhân dân, cao hơn nữa là tổ quốc. Và cuối cùng họ kết luận là tự do trong khuôn khổ luật pháp mà luật pháp thì “tất nhiên pháp luật của một quốc gia quy định như thế nào là quyền của cơ quan lập pháp nước đó, không ai có quyền phê phán”. Lý luận của họ không phải là không có lý nếu nhìn dưới nhu cầu quản lý đất nước của họ.
Tự do dưới góc nhìn người dân: Người dân tất nhiên họ thấy rõ những sai trái, thối nát của chính quyền. Họ bất mãn vì điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, họ mưu sinh vất vả hơn trong một đất nước nghèo nàn hơn. Họ cũng ngưỡng mộ những người có tinh thần dũng cảm lên tiếng đấu tranh cho việc chung nhưng câu chuyện tự do thì họ có góc nhìn hoàn toàn khác. Nhiều người trong họ không cảm thấy mất tự do gì hết: họ vẫn ăn uống, ngủ nghỉ, đi làm kiếm tiền. Ở Việt Nam, ở Mỹ hay xứ nào đó được xưng tụng là tự do họ cũng thấy vậy. Đừng có làm trái luật, chống phá nhà nước dây dưa với chính quyền thì thoải mái mà tự do làm hay nghỉ chơi, chỉ sợ không có tiền. Nếu có tiền thì họ thấy cũng sang trọng, cũng đầy phẩm giá, muốn đi đâu thì đi, đến đâu cũng có người năm nỉ dùng dịch vụ để lấy tiền từ ví họ. Với đa số người dân không nghĩ có mối liên quan giữa tự do và phẩm giá như những nhà tranh đấu kêu gọi.
Tự do dưới góc nhìn của PTTNCQ: Phong trào TNCQ cho rằng nền tảng để con người tự do là con người phải có giá trị. Giá trị con người có được qua lao động, tức là có sức mạnh kinh tế, gọn hơn là có tiền. Lấy một ví dụ trực quan: trong tổ chức nhỏ nhất, giàu tình cảm mà ta gọi là tế bào xã hội: gia đình ra xét. Trong cái tổ chức yêu thương nhỏ bé đó, nếu ai không có vai trò kinh tế, không làm ra tiền thì sẽ bị phụ thuộc và nghiễm nhiên là tự do bị ảnh hưởng. PTTNCQ thấy tiến trình giải phóng con người là tiến trình trao sức mạnh kinh tế cho chủ thể cần giải phóng: Người nô lệ da đen được giải phóng khi họ có vai trò kinh tế là công nhân trong các xưởng công nghiệp, người phụ nữ được giải phóng khi họ có khả năng tham gia vào xã hội để đi làm thay vì ở nhà bếp núc để chồng nuôi,….PTTNCQ cho rằng một xã hội mà ở đó con người có tự do là xã hội mà mọi người tự do làm ăn, thiết chế luật pháp xây lên cũng nhằm mục đích bảo vệ việc làm ăn đó. PTTNCQ cho rằng kinh tế nhà nước chính là kẻ thù lớn nhất của tự do.
Kết luận: Ai nuôi ta, nắm đường mưu sinh của ta là chủ ta. Tranh đấu cho tự do bắt nguồn từ kinh tế. Do vậy PTTNCQ chủ trương tiến hành thực hiện chương trình “dân hữu hóa” để đạt mục tiêu nước cường, dân thịnh, xây dựng thể chế dân chủ, tự do thật sự ở Việt Nam.
PTTNCQ tin rằng với chủ trương trên đã chạm đến niềm khao khát, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân về giá trị tự do. Và cũng vì vậy mà có sự ủng hộ to lớn của nhân dân trong cuộc đấu tranh chấn hưng đất nước này.
TM. Phong trào TNCQ
K.s Nguyễn Văn Thạnh

1 nhận xét: