Trang

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Từ xa luân chiến đến bất chiến tự nhiên thành


Cuộc chiến của nhóm yếu với nhóm mạnh. Yếu đông-mạnh ít. Vấn đề của tổ chức!
Với bài viết “xa luân chiến và cách mạng hiện đại”, chúng ta nhận thấy nếu toàn dân đã ý thức được vận mệnh đất nước, tương lai của mình mà nổi dậy, biểu tình lớn thì kẻ nắm quyền không thể đàn áp vì với thế trận xa luân chiến, nhân dân luôn nhận diện và tiêu diệt những kẻ phản quốc. Đây là một triết lý, một chiến thuật rất tốt để chống lại sự đàn áp tàn bạo của kẻ nắm quyền.
Chiến thuật xa luân chiến không chỉ có vậy. Nếu khéo léo có chiến lược triển khai thế trận xa luân chiến, chúng ta hoàn toàn có thể có một cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân trước bạo quyền thành công nhanh chóng, mỹ mãn mà không gây ra cảnh loạn lạc tức là “bất chiến tự nhiên thành”. Bài viết này cung cấp cho đọc giả góc nhìn về ý tưởng trên.
Để đi vào việc bày binh bố trận, chúng ta cần thừa nhận các điều sau:
Sự thật hiển nhiên là nền kinh tế chúng ta lụn bại, bế tắt. Nền kinh bế tắt có nguyên nhân từ nền chính trị bế tắt. Chính trị bế tắt vì một nhóm nhỏ hưởng lợi nắm quyền và tay chân muốn duy trì hiện trạng để bảo vệ quyền lợi. Mọi tầng lớp nhân dân từ doanh nhân, công chức đến giáo viên, bác sĩ, công nhân, nông dân, sinh viên,….đều ngày càng cùng cực.
Cách mạng chỉ có thể khởi sự ở TP thông qua các cuộc biểu tình, nếu đủ mạnh thì thành công, nếu lẻ tẻ sẽ bị đàn áp. Bản năng của con người là luôn chọn cái có lợi cho mình hơn để làm, khi có ràng buộc thì mới có tính cộng đồng mạnh, nếu chỉ dựa vào nhận thức, lòng nhiệt huyết cách mạng thì sẽ bấp bênh. Để có thể liên kết mọi người, ngoài công tác tuyên truyền khơi dậy lòng nhiệt tình cách mạng còn cần có chính sách. Một chính sách mang lại quyền lợi cho tất cả đối tượng tham gia cách mạng, và đủ sức răn đe trừng phạt những đối tượng chống lại. Bảo đảm những người tham gia, ủng hộ có cảm nhận về một sự chắc chắn phải xảy ra, chắc chắn thành công. (Chính sách là hình ảnh của chính trị, chính trị là chiến tranh không súng đạn).
Đi kèm điều trên là một chiến lược truyền thông hiệu quả, nhanh chóng để toàn thể người dân biết hiện tình, phương hướng, chủ trương, chính sách để có hướng hành động, ủng hộ cách mạng
Đi kèm còn là một chiến lược xây dựng tổ chức độc đáo giúp bất cứ ai tham gia vào tổ chức mới đều hoạt động hiểu quả, thải loại nhanh chóng những thành phần phá hoại, không bảo đảm công việc.
Cuối cùng có một chiến lược quản lý xã hội, xây dựng đất nước bảo đảm không có phiến loạn, hôi của, bạo lực, bảo đảm kinh tế không bị rối loạn, lụn bại….có tính khả thi cao, mang lại niềm tin, sự yên tâm cho mọi người vào cuộc chuyển mình từ tình hình bế tắc hiện nay sang một trạng thái mới có tương lai hơn.
Dứt khoát với niềm tin kinh tế cũng là chính trị: kinh tế, kế sinh nhai là một động lực to lớn cho cách mạng. Không gì thúc đẩy con người hành động mạnh mẽ hơn quyền lợi sinh kế. Phải đặt mọi người vào tình thế cách mạng phải lựa chọn hoặc được tất cả hoặc mất tất cả để thúc đẩy hành động. Chỉ có như vậy muôn người như một, dòng thác cách mạng sẽ cuộn trào, không gì ngăn cản được.
Rắn nguy hiểm vì đầu, đánh rắn nên đánh tại đầu. Nắm tổ chức nên nắm người lãnh đạo, đây là đối tượng hưởng lợi, có quyền lực. Nắm kẻ có tóc hơn nắm kẻ trọc đầu.
Chủ trương hành động cách mạng của phong trào thanh niên cứu quốc là thực hiện “dân hữu hóa”. Chủ trương này mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng trong xã hội, bảo đảm các đối tượng có động lực, có sự ràng buộc để cùng lên tiếng, cùng hành động để phế truất  nhóm cầm quyền hiện nay. Chúng ta thử phân tích thế trận:
I.       Tầng lớp chống đối: đặc tính là đang có lợi:
-         Đảng viên: niềm tin lý tưởng đảng không phải là mối liên kết hay trở lực lớn, vấn đề chính chi phối mọi người là quyền lợi. Lý tưởng đảng hiện nay đã trở nên vật trang trí rẻ tiền cho toan tính quyền lợi. Cách mạng tạo sự thay đổi không hướng đến sự trả thù, bôi nhọ lý tưởng, niềm tin; không hướng đến sự phân biệt đối xử thành phần đảng và không đảng sẽ hóa giải được trở lực từ đảng viên.
-         Lớp cầm quyền: chỉ nhóm thật sự chóp bu cỡ ủy viên bộ chính trị và đang nắm thế thượng phong mới hưởng lợi, hiện tại quyền lợi của chúng cũng đang lung lay cùng với  thời cuộc và sức khỏe của nền kinh tế. Một lối thoát an toàn cho tính mạng và tài sản là điều có thể nhóm này đang hướng đến. Con bài chính trị nhóm này muốn là thay đổi từng bước với việc nắm dao đằng chuôi như Myanmar.
-         Lớp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước: Đây là lớp đã quá no đủ, đang đánh đu với những con tàu chìm, một số nhỏ vẫn còn có thể hưởng lợi từ sự tái cơ cấu nhưng luôn trong tâm trạng mất hơn được. Muốn có sự thay đổi trong tình thế bảo toàn quyền lợi đang có. Luôn luôn cân nhắc giữa được-mất để chọn lựa phương án hành động.
-         Lớp doanh nhân ăn theo: đây là tầng lớp sân sau, lâu nay kiếm ăn rất tốt, nhưng tình hình kinh tế hiện nay cũng đang khốn đốn để lấy lòng “sân trước”, tâm lý cũng như lớp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước.
-         Lớp hy vọng hưởng lợi: Lớp này đang bước vào đảng, vào cơ quan nhà nước, tình hình hiện nay như gáo nước lạnh dội vào đầu chúng, tuy nhiên với bản chất kiên trì, “cố bám” trường kỳ mai phục để chờ thời cơ “ăn cỗ” chúng vẫn không muốn có sự thay đổi. Lực phản ứng chống lại của nhóm này tương đối yếu.
-         Lớp công lực: công an, quân đội; đây là nhóm được cưng chiều, lương và thu nhập cao nhất hiện nay, nhiều người trong nhóm này không muốn có sự thay đổi. Khi quân lệnh ban ra chúng sẽ thẳng tay đàn áp, chỉ có thể đánh vào từng tên một qua xa luân chiến, cộng với tuyên bố chính trị rõ ràng, trừng phạt nghiêm khắc mới hạn chế bạo lực gây ra. Hãy đánh vào quyền lợi bản thân, gia đình, họ hàng liên quan để những người thân chúng quản lý chúng. Công nghệ nhận diện và truyền thông hiện nay giúp cho việc trên rất đơn giản để thực hiện. Sự trừng phạt nhắm vào đội ngũ chỉ huy. Hãy cho chúng biết nhân dân không còn chấp nhận kiểu ngụy biện “chỉ vì theo lệnh trên”!
-         Thế lực nước ngoài: Các chính phủ bảo trợ cho chế độ độc tài hiện nay: TQ, Nga. Cần thương thuyết đế bảo đảm quyền lợi cho họ và đường nước ngoại giao khôn ngoan, tiềm lực đấu tranh trong nước mạnh để hóa giải trở lực này.
II.   Tầng lớp muốn thay đổi: cuộc sống bế tắc, ủng hộ thay đổi khi có lợi
Ø     Báo chí: Đây là lực lượng có tính chiến lược, quan trọng như yết hầu trong cuộc chiến này. Lớp này không phải mù thông tin hay nhận thức kém mà không biết hiện tình đất nước, cái khổ của nhóm này là cái dạ dày bị kẻ quyền chức nắm (nắm dạ dày sai khiến cái đầu là bài học kinh điển của chủ nghĩa CS). Vấn đề làm sao cho nhóm này biết là thời thế đã thay đổi, thời cơ đã đến, đứng về nhân dân để được sở hữu tài sản hay đứng về chính quyền với khả năng tay trắng, hãy cho họ biết họ cần chiến đấu để giành lại phần hồn của mình lâu nay bị kẻ khác nắm. Lực lượng nhân dân nổi dậy hãy chăm sóc các cơ sở truyền thông chu đáo: đài truyền hình, truyền thanh, các tòa soạn báo chí. Hãy đặt nhóm này vào tình thế không đứng về nhân dân thì mất tất cả. Bọn nắm quyền chỉ nắm tên “tổng” là nắm hết đám quân bên dưới. Chúng ta cũng vậy, hãy chăm sóc người đứng đầu từng cơ quan báo chí, biết rõ ngọn nguồn nhà cửa, gia đình, họ hàng để chuẩn bị thế trận chính trị và thế trận bạo lực.
Hãy nắm lấy, giữ vững huyết mạch truyền thông: điện thoại, mạng internet,…đây là sức mạnh sống còn, sinh tử của cuộc nổi dậy. Bất cứ ai ngăn cản, phá hoại hệ thống liên lạc lập tức tuyên phản quốc và trừng trị ngay. Hãy chăm sóc lãnh đạo cấp cao các tập đoàn truyền thông di động, mạng internet; hãy chăm sóc, giám sát như sinh mệnh chính mình. Khi có sự gián đoạn, phá hoại thông tin, phải triển khai ngay xa luân chiến tiêu diệt nhóm chóp bu này trước khi bị mất thông tin, chia nhỏ, đàn áp.
Ø     Giáo viên, giảng viên, bác sĩ: Trong nền kinh tế thị trường tự do, giáo dục hay y tế cũng là một ngành nghề. Thật sự nó là một ngành nghề, có đầy đủ đầu vào, đầu ra, nhân công, khách hàng, có thu, có chi,….Hiện tại hai ngành này thực sự là những siêu công ty nhà nước, kém hiệu quả, chứa nhiều tham nhũng, rút ruột. Chuyên cung cấp dịch vụ kém ra xã hội, níu kéo nền kinh tế, triệt tiêu cạnh tranh, trong khi đó người lao động: giáo viên, bác sĩ lại bị o ép, thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn. Chương trình dân hữu hóa trao lại cho họ vị trí một nghề xứng đáng trong xã hội, chịu sự chi phối của thị trường. Khi đó họ mới thật sự là người tự do, sản phẩm họ làm ra thật sự có chất lượng cho xã hội. Một ràng buộc với lực lượng này: họ cần ủng họ để có phần trong thành quả công sản hiện có.
Ø     Doanh  nhân: Đây là lớp bị khủng hoảng kinh tế tàn phá nặng nề niềm tin vào chế độ, rất mong muốn có sự thay đổi để mở ra chương mới đẩy nhanh kinh tế hồi phục, tuy nhiên vì có của nên thận trọng quan sát, sẽ thờ ơ không ủng hộ, gây khó khăn cho sự lớn mạnh của lực lượng. Tuyên bố chính trị là không có chuyện ngồi đợi ngư ông đắc lợi, không lên tiếng ủng hộ sẽ bị thuế khóa tăng khi chính quyền mới có thành quả. Hãy đặt họ vào việc buộc phải lựa chọn và bản năng con người sẽ tìm đến cái có lợi hơn. Hãy nắm những người đầu mối: lãnh đạo các hiệp hội, các câu lạc bộ doanh nhân, các doanh nghiệp có tài sản lớn.
Ø     Nhân viên Cty nhà nước (công nhân các cty nhà nước): Đây là nhóm có cuộc sống chật vật vì đồng lương thấp kém, cái níu kéo là công việc, hãy tấn công vào vấn đề sở hữu công sản để họ phải chọn lựa, không lên tiếng chắc chắn không có phần. Hãy nhắm vào những vị trí chủ chốt: giám đốc, trưởng phòng, lãnh đạo công đoàn để nắm lấy lực lượng. Về nhân dân hoặc mất tất cả, cho họ biết họ lên tiếng vì miếng cơm manh áo chính họ. Hãy đặt tất cả nhân viên còn lại phải lựa chọn, phải hành động tránh bị vài tên lãnh đạo cao nhất dắt mũi.
Ø     Công nhân: Đây là tầng lớp đông đảo, muốn có cuộc sống tốt hơn nhưng quyền lợi trong cuộc vận động này không sát sườn nên động lực yếu, chỉ có thể tranh thủ từ sự bất mãn cuộc sống và nhận thức chính trị đất nước. Trọng thưởng lớn cho người lãnh đạo đã tổ chức huy động lực lượng này hỗ trợ cách mạng. Người lãnh đạo lực lượng này có vị trí xứng đáng trong tầng lớp tinh hoa lãnh đạo xã hội mới.
Ø     Nông dân: Lợi quyền sát sườn từ sự thay đổi này là họ được tư hữu đất đai, xóa bỏ hình thức sở hữu toàn dân bị tước đoạt qua thu hồi. Đây là lực lượng đông đảo nhưng không đủ thông tin. Hãy nắm lấy lực lượng này thông qua con cháu họ: có thể là nhân viên, trí thức, sinh viên, ràng buộc tất cả lại nếu một nhân viên nhà nước, một sinh viên mà không báo cho bố mẹ quê biết thì cũng bị liên lụy, bị tước một phần quyền sở hữu công sản. Hãy nắm từ những người dân oan mất đất, đây là lực lượng tuyệt vọng và có sức tranh đấu mạnh mẽ nhất.
Ø     Sinh viên: Đây là tầng lớp đông đảo, số thức tình trước hiện tình đất nước, số còn u mê. Nỗi lo lớn nhất là học hành và sợ ảnh hưởng tương lai nếu dính vào chính trị. Số ủng hộ rất hữu ích có thể là thủ lĩnh truyền tin tức, liên kết mọi người. Số thờ ơ không tạo ra lực cản. Hãy cho sinh viên biết vai trò của họ và quyền lợi của họ, nếu bản thân không đóng góp thì gia đình cũng mất phần quyền lợi. Hãy trao cho họ phương cách an toàn để đóng góp: truyền tin qua mạng. Những ai là thủ lĩnh xuất sắc được trọng dụng như tinh hoa trong xã hội mới.
Ø     Tiểu thương: Bị ảnh nặng vì kinh tế suy thoái, buôn bán ế ẩm. Một đặc điểm là các chợ Việt Nam do nhà nước nắm giữ, hãy cho họ biết ủng hộ để được sở hữu chợ, không lên tiếng bị truất quyền. Hãy nắm lấy các ban quản lý chợ như ban giám đốc công ty, đây là đối tượng có tóc. Lực lượng tranh đấu hãy in tờ rơi, truyền thông về  phong trào đến phân phát cho các chợ.
Ø     Cán bộ nhà nước: Đây là nhóm có cuộc sống chật vật vì đồng lương thấp kém, cái níu kéo là công việc, hãy tấn công vào lương bổng, sự trọng dụng trong xã hội mới và công sản sở hữu để họ phải chọn lựa.
Ø     Công an: bất cứ xã hội nào, việc trị an vô cùng quan trọng, trong xã hội mới lực lượng này cũng được trọng dụng. Chỉ loại khỏi ngành những tên chống lại sự thay đổi, chống lại nhân dân. Lực lượng này được ưu tiên phân chia công sản trong các công ty nhà nước. Hãy đặt lực lượng này chọn lựa giữa nhân dân hay đảng mục nát, giữa quyền lợi hay sự trừng phạt. Hãy nắm cấp thủ trưởng các cơ quan.
Ø     Quân đội: Đây là một lực lượng được tổ chức tốt, có võ khí, nếu không thông về tư tưởng, giải pháp chính trị, bị mua chuộc thì bạo lực sẽ thảm khốc. Bài học từ Thiên An Môn luôn phải dè chừng. Toàn dân cảnh giác bị lực lượng này vin cớ xã hội bạo loạn thực hiện đảo chính, ban hành thiết quân luật xây dựng nền độc tài quân sự. Đây là một kịch bản tồi tệ. Hãy làm tốt việc truyền tin chính nghĩa đến từng người lính, từng gia đình quân nhân. Hãy nắm chắc gia đình các sĩ quan chỉ huy. Xa luân chiến đánh thẳng vào gia đình sĩ quan chỉ huy là biện pháp răng đe. Quyền lợi các cấp sĩ quan về sở hữu công sản được ưu tiên trong chương trình dân hữu hóa.
Ø     Tài xế: Đây là lực lượng cơ động, vô cùng quan trọng trong trận quyết chiến này. Hơn ai hết, từ lâu họ thấy ra bản chất xấu xa, tồi tệ, mục nát của chế độ của xã hội: đường xá xuống cấp, nạn mãi lộ trắng trợn, ăn tiền trên mồ hôi nước mắt. Lực lượng nổi dậy cần có bộ phận liên kết, lãnh đạo họ, khi nổ ra biểu tình phải huy động hàng ngàn xe khắp nơi tràn về Hà Nội. Chính sách có công thưởng và ràng buộc không làm chịu thuế, phí cao. Thành phần tổ chức lực lượng này tranh đấu xứng đáng đứng vào tầng lớp tinh hoa của xã hội mới.
Ø     Hưu trí: Đây là lực lượng được dẫn dắt bỡi niềm tin về chủ nghĩa cộng sản, kinh qua những cuộc chiến tranh thảm khốc và thời kỳ nghèo đói kinh hoàng của đất nước. Với họ luôn thấy đất nước phát triển hơn xưa nhiều, tuy vai trò xã hội không còn nhiều nhưng tiếng nói có uy tín với con cháu. Với niềm tin bị tuyên truyền về đấu tranh giai cấp và sự tàn khốc của chiến tranh, họ luôn e ngại sự thay đổi. Họ sợ chiến tranh, sợ mất lương hưu, sợ bị trả thù,….với họ rất khó để nói chuyện bằng lý trí vì kiến thức, niềm tin quá cách biệt. Hãy bắt đầu bằng việc thiết thực tôn trọng lợi quyền hưu bổng, thuyết phục từ con cháu.
Ø     Trí thức: Đây là tinh hoa của dân tộc nhưng bị hạn chế nhiều vì nền giáo dục lạc hậu và bị mắc nạn công danh trong tay đảng nắm quyền, số cấp tiến có nhưng số thủ cựu còn rất lớn. Niềm tin vào lý tưởng đảng xem như đã hết nhưng niềm tin vào đường thăng tiến còn rất mạnh, kiến thức về dân chủ, tự do còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường tự do.
Ø     Lực lượng đấu tranh dân chủ: Đây là một lực lượng cực kỳ đa dạng từ quan điểm chủ trương đến hành động, đây quả thật là một cuộc chiến rất dân chủ. Chính điều này làm cản trở rất lớn để thúc đẩy đất nước tiến bước trên đường dân chủ thật sự. Trong một đất nước mà lề lối sinh hoạt, nguyên tắc dân chủ chưa hình thành, kiến thức dân chủ chưa thường thức với người dân thì đây thật sự là một nguy cơ. Nguy cơ đến từ loạn lạc, chính quyền kém hiệu lực từ sự cãi vã vô bổ. Việc này tạo ra đất nước rối loạn, kiệt quệ và xu hướng ủng hộ độc quyền để đổi lấy ổn định như bên Nga. Rất nhiều lực lượng đấu tranh muốn một chính quyền dân chủ trong một nền kinh tế nhà nước bao cấp để lấy lòng dân, lấy sự miễn phí, giá rẻ làm phước lành cho dân nghèo. Phong trào chúng ta cần làm rõ nguyên tắc: kinh tế cũng là chính trị. Kinh tế bao cấp, nhà nước chính là cái nôi của suy đồi kinh tế, chính trị phi dân chủ. Hãy tuyên truyền những giá trị căn bản của một nền dân chủ, những nguyên lý để đưa một nền toàn trị sang nền dân chủ và những nhân tố giúp chống lại việc trở lại sự độc tài,….Nhất thiết phải tạo được sự đoàn kết, tiếng nói chung của lực lượng này, có như vậy thế và lực của các phong trào dân chủ không bị phân tán hay chọi nhau mà cùng xuôi về một hướng. Khi đó sức mạnh tranh đấu mới phát huy mạnh mẽ.
Ø     Người Việt trong nước: Nhiều phong trào dân chủ được phát động và lãnh đạo bỡi tôn giáo và gắn dân chủ như là một giá trị của tôn giáo, điều này thực sự gây trở ngại cho con đường đến dân chủ ở Việt Nam, khi mà các tôn giáo vẫn còn khoảng cách lớn. Hãy tách bạch vấn đề dân chủ và tôn giáo. Dân chủ là giá trị phổ quát của nhân loại chứ không phải sản phẩm của tôn giáo. (Một thất bại lớn lao của ông Ngô Đình Diệm khi ông tin rằng nếu Công giáo hóa hết miền nam, khai trừ đạo Phật thì sẽ ngăn được chủ nghĩa Cộng sản, thật sai lầm).
Ø     Người Việt nước ngoài: Việt Nam có lịch sử một cuộc chiến tranh dai dẳng và lịch sử di dân to lớn, đó thật sự là vết thương luôn rỉ máu của dân tộc. Chính bộ phận thua cuộc và di dân lại là bộ phận có kiến thức dân chủ cao. Họ chiến đấu cho dân chủ kèm theo tình cảm thù hằn chiến tranh và phục quốc. Đây thật sự là một trở lực lớn khi mà người dân trong nước sau bao nhiêu năm sống trong môi trường thiếu thông tin đã xem những thành phần chiến đấu cho dân chủ này là hoạt động chống phá, rước ngoại bang. Và không loại trừ hết những phong trào quá khích chống cộng hơn là hướng đến dân chủ. Tuy nhiên, ngoài lực cản thì lực lượng trí thức Việt Kiều nước ngoài đông đảo mang nguồn tư tưởng dân chủ tiến bộ là một nguồn lực vô cùng quí giá sẵn sàng cổ vũ sự thay đổi, xây dựng lại đất nước sau ách toàn trị. Cần hạn chế trở lực và phát huy tiềm lực.
Ø     Lực lượng quốc tế: Trong môi trường toàn cầu hóa, không nước nào thoát khỏi mối ràng buộc chằng chịt, chung qui cũng vì quyền lợi. Lực lượng ủng họ sự vận động đến dân chủ là thế giới tự do, đứng đầu là nước Mỹ. Lực lượng muốn duy trì độc tài là nhóm các nước toàn trị: nặng ký nhất có TQ, Nga. Xuất phát từ quyền lợi trên nguyên tắc phải người, phải ta để thương thuyết, tránh hại, tranh thủ lợi. Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các nước văn minh, các nước cổ võ cho giá trị dân chủ, đứng đầu là Mỹ. Tranh thủ truyền thông quốc tế.
III. Kết luận:
Từ việc phân tích, nhận định tình hình trên, ta thấy tất cả đều hưởng lợi từ chủ trương đổi thay của đất nước. Vấn đề là sao tạo ra thế trận xa luân chiến để lực lượng to lớn trên cùng tấn công, cùng lên tiếng. Khi đó nhóm hưởng lợi hiện tại sẽ đầu hàng, thúc thủ.
Cuộc cách mạng sắp tới thực sự là một cuộc chiến giữa đại đa số người dân kiệt quệ muốn thay đổi với một nhóm nhỏ nắm quyền, hưởng lợi, tham lam tàn bạo. Binh pháp Tôn tử chỉ rõ, cuộc giao chiến chỉ xảy ra khi hai phe tham chiến không ai nghĩ mình bại. Nếu lực lượng một bên quá áp đảo, bày trận chắc chắn, bảo đảm yếu tố chắc thắng và bên kia biết chắc mình bại thì cuộc chiến sẽ không xảy xa. (Bất chiến tự nhiên thành).
Trên cơ sở những nhận định và lý luận trên, chúng ta cần bố trí lực lượng, chiến lược tranh đấu để làm sao tạo ra thế trận áp đảo như đập đã vỡ, đá đã rơi, bão đã nổi, có như vậy kẻ nắm quyền mới khiếp sợ, mới biết rằng không thể làm việc dại dột là ngăn một dòng sông mà đập đã vỡ toang, đưa đầu ra hứng một tảng đá đã rơi.
Khi đó bất chiến tự nhiên thành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét