
Cách mạng cũng là một vận động khoa học, nó cần
một động cơ để thúc đẩy!
Có lẽ chúng ta ai cũng
đồng ý rằng, cách mạng là một biến cố lớn xảy ra trong xã hội loài người trong
một thời gian ngắn. Hệ quả của cách mạng là giải quyết căn bản kiến trúc thượng
tầng chính trị và hạ tầng kinh tế. Nếu sự biến động chỉ xảy ra ở kiến trúc
thượng tầng chính trị thì cuộc biến động đó có thể là đảo chính hoặc cải cách
chính trị chứ không phải cách mạng. Nguyên nhân trực tiếp để một cuộc cách mạng
bùng nổ thì có rất nhiều: một người bất mãn tự thiêu, chính quyền hành xử bạo
lực, một cuộc đình công lan rộng, một cuộc biểu tình bị đàn áp,….Tuy nhiên
nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng lại nằm ở bản chất kết cấu nội tại
của xã hội. Một xã hội chín mùi cho một cuộc cách mạng khi nó đã đạt đến đỉnh
điểm của sự bất công, bế tắt.
Trong bài viết này, chúng
ta cùng nhau tìm hiểu động lực cho một cuộc cách mạng ở đâu? Làm cách nào để
quản lý và gia tăng nó để đạt kết quả cuối cùng là dẫn dắt một cuộc cách mạng
thành công mang lại điều tốt đẹp cho xã hội, cho đất nước.
Chủ thuyết Mac-Lenin đã
tổng kết và chỉ ra rằng: động lực cách mạng là sự đấu tranh giai cấp mà ở đó
giai cấp tiến bộ đánh đổ giai cấp phản tiến bộ. Đến nay lý thuyết đấu tranh
giai cấp đã trở nên lạc hậu và sai lầm trong việc kiến tạo một xã hội thịnh
vượng. Tuy nhiên lý luận về vận động cách mạng của nó vẫn còn nguyên giá trị.
Suy cho cùng những giai cấp tiến bộ mà chủ thuyết nêu ra là những thành phần,
đối tượng trong xã hội bị bế tắt, bị bần cùng cần tranh đấu để mở ra lối thoát
cho mình. Những giai cấp phản tiến bộ mà chủ thuyết chỉ ra là những nhóm người
đang hưởng lợi, muốn dùng ảnh hưởng kinh tế và quyền lực chính trị để duy trì
quyền lợi cho mình. Cuối cùng cách mạng là một cuộc tranh đấu giữa hai nhóm thế
lực trên xoay quanh quyền lợi và kế sách mưu sinh. Như vậy vấn đề kinh tế chính
là quả bóng trên sân của hai đội mang áo “tiến bộ” và “phản tiến bộ”. Kết luận
cuối cùng được rút ra “kinh
tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng”. Những cuộc cách mạng nổ ra gần
đây ở xứ Arap hay trước đó tại Nga, Đông Âu đã chứng minh cho nhận định trên. Đây
chính là chiếc động cơ cho mọi cỗ xe cách mạng lăn bánh.
Giới lãnh
đạo cách mạng có thể nêu các mục tiêu tốt đẹp như: tự do, bình đẳng, bác ái,
công bằng, dân chủ, văn minh, thế giới đại đồng, thiên đường XHCN…..để cổ vũ, lèo lái cuộc cách mạng. Nó có thể gây cảm hứng, thúc đẩy cuộc cách mạng nhưng nó
hoàn toàn không phải là động lực chính của cách mạng. Đơn giản nó như là điểm muốn
đến khi động cơ cách mạng đã nổ máy. Lịch sử đã chứng minh nhiều trong số những
điểm muốn đến đó là sai lầm và tên tài xế từ anh hùng đã trở thành tội đồ khi
đã phí phạm nhiên liệu của chiếc động cơ cách mạng (xương máu của quần chúng)
để làm việc vô bổ là đưa nó đến một điểm chỉ có trong trí tưởng tượng.
Một trong những chiếc xe
cách mạng đã nhầm đường là chiếc xe mang tên Việt Nam , số hiệu T8-1945. Không chỉ có
chiếc T8-1945 nhầm đường, thế giới có rất nhiều chiếc khác cũng vậy và một số
lượng lớn đã khởi động lại để đi về con đường đúng đắn cần phải có, trong khi
chiếc xe chúng ta chở đến 90 triệu hành khách vẫn nhầm đường và ngày càng nguy
hiểm vì đang đi vào cung đường rất xấu, bên vực thẳm (kinh tế lụn bại, chính
trị thối nát). Nếu chiếc xe này đổ thì tất cả chúng ta ít nhiều đều là nạn nhân:
hành khách từ trầy xước đến tử thương, xe từ móp méo đến xóa sổ là viễn cảnh
chắc chắn.
Chắn chắn một điều là 90
triệu dân Việt Nam
không phải không thấy vấn đề của chiếc xe và không phải không biết điều gì đang
đợi mình (trước đây tranh tối, tranh sáng nhân loại còn u mê nay thì hai năm đã
rõ mười). Vậy tại sao chiếc xe vẫn trên đường hướng đến vực thẳm? Việt Nam hiện tại
không thiếu tài xế tài năng, có tầm nhìn và biết con đường nào đúng để đưa xe
đến đó. Vậy vấn đề nằm ở đâu?
Nhìn kỹ có thể thấy nhiều
vấn đề: trước đây chiếc xe tốn quá nhiều nhiên liệu để xoay trở nên nay khó
khởi động lại, nhiều hành khách chưa có thông tin cảnh bảo nguy hiểm về hiện
trạng chiếc xe, chưa có tài xế xứng tầm, để thay tên tài xế ngu ngốc hiện tại, niềm tin
rằng xe đi đúng đường còn có ở nhiều khách hành,….Nếu ngồi nêu ra để biện giải
thì có vô vàn.
Nhà chiến lược nên tập
trung vào trống trận, thay vì chạy theo nhiễu âm. Trống trận cho sự thay đổi đã
nổi, đường đi đã thấy và tài xế đã có, vấn đề là động cơ. Động cơ không phải là
đảng phái, nhóm hay cá nhân tranh đấu mà chính là hàng triệu người từ nông dân
đến công nhân, từ tiểu thương, sinh viên, công chức, đến quân đội, công an,
cảnh sát,…..Tất cả họ là người Việt Nam, họ có biết hiện tình đất nước không?
Biết. Họ có muốn thay đổi không? Có. Họ có yêu nước không? Yêu. Vậy vấn đề nằm
ở đâu? Hướng nhìn của họ như thế nào?
Lẽ thường tình, con người
có yêu nước thì cũng yêu nhà trước (mấy tên nắm quyền rêu rao lo cho dân cho
nước thì cũng lo vợ con trước, điều đó giải thích vì sao nạn tham nhũng hoàng
hành dữ dội). Con người chỉ hành động mạnh mẽ, đáng tin khi nó mang lại quyền
lợi thiết thực cho chính mình và gia đình. Quyền lợi, kế sinh nhai là một động
lực to lớn thúc đẩy con người hành động, vì nó mà con người lên rừng, xuống
biển, vượt đại dương để mưu sinh. Tuy nhiên đây cũng chỉ là tiền đề cho việc
khởi động động cơ. Bản tính tự nhiên của con người là tìm kiếm sự an toàn, việc
nguy hiểm sẽ cố tránh đi. Do vậy chính sách, chế tài ràng buộc là vô cùng quan
trọng. Quân đội có khẩu hiệu nổi tiếng “kỷ luật là sức mạnh của quân đội” là vì
vậy. Không ai nghi ngờ hay phủ nhận lòng yêu nước của người lính cầm súng ra
chiến trường khi đất nước bị giặc ngoại xâm giằng xé. Tuy nhiên sẽ không có
chiến thắng nếu chỉ dựa vào lòng yêu nước, sự tự giác và nghĩa khí của người
lính. Tất cả những qui định: pháp lệnh, điều lệ, kỷ luật, chính sách công trạng,…ban ra nhằm
mục đích tối hậu là tập hợp được sức mạnh của toàn dân, ràng buộc mọi người
thành một khối, không thể không làm để đi đến đích cuối cùng là chiến thắng.
Đây là một lý luận và bài học thực tế cho người lãnh đạo đám đông, lãnh đạo cách mạng.
Với tình hình đất nước hiện nay, một chủ trương như thế nào để mang lại quyền lợi cho tất cả mọi người? Đường lối gì để ai cũng có thể tham gia mà bảo đảm sự an toàn cho gia đình? Chính sách gì ràng buộc mọi người cùng chung sức?
Với tình hình đất nước hiện nay, một chủ trương như thế nào để mang lại quyền lợi cho tất cả mọi người? Đường lối gì để ai cũng có thể tham gia mà bảo đảm sự an toàn cho gia đình? Chính sách gì ràng buộc mọi người cùng chung sức?
Tất cả những câu hỏi trên
được tìm thấy ở chương trình “dân
hữu hóa”. Ở đây vấn đề động cơ cho cuộc cách mạng sắp tới đã được giải quyết. Động cơ này sẽ gắn kết mọi người trong cuộc mưu sinh tất bật, rất rời rạc và phân ly về một mối, thúc đẩy họ vượt qua nỗi
sợ hãi, hòa tan những người còn thờ ơ vào dòng thác cách mạng, thúc đẩy cỗ xe đất nước tiến lên dân chủ.
Bây giờ chúng ta còn một việc là làm sao phổ biến bản thiết kế động cơ này đến tất cả mọi người và một tia lửa điện để kích hoạt nó.
Bây giờ chúng ta còn một việc là làm sao phổ biến bản thiết kế động cơ này đến tất cả mọi người và một tia lửa điện để kích hoạt nó.
TM PT TNCQ
K.s Nguyễn Văn Thạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét