Trang

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

VIỆT NAM-TỪ XA NHÌN VỀ


Thân gửi bạn hữu!
Quá trình hóa giải chế độ độc đảng toàn trị hiện nay tại nước ta là một việc cần kíp, quan trọng và cũng đầy hệ trọng. Nhiều người trong chúng ta đã cảm nhận được sự chuyển vận sắp tới của bánh xe lịch sử dân tộc. Điều này xét trên nhiều mặt là chắc chắn xảy ra, chỉ còn là vấn đề thời gian. Gió sẽ thổi còn thuyền có ra khơi hay không hay tròng trành rồi lật úp là chuyện của người. Để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh con thuyền Việt Nam, tôi xin giới thiệu quí bạn hữu loạt  bài viết phân tích xem chúng ta đang ở đâu, xu hướng sắp tới là gì, nên đi theo hướng nào, có bài học lịch sử nào để lại cho chúng ta vận dụng không? Loạt bài viết không tham vọng khắc họa đầy đủ mà chỉ có thể là những nét cơ bản nhất định hình vị trí con tàu mang tên VN, mong được trao đổi thêm để làm rõ nhiều hơn.
Trân trọng

      K.s Nguyễn Văn Thạnh
VIỆT NAM-TỪ XA NHÌN VỀ
Mục lục:
1.      Giới thiệu tổng quan
2.      Từ Triều tiên nhìn về VN
3.      Từ Nga nhìn về
4.      Từ Balan nhìn về
5.      Từ Ai cập nhìn sang
6.      Từ Myanmar nhìn về
7.      Từ TQ nhìn về
8.      Từ Mỹ nhìn về
9.      Từ Venezuela nhìn về
10. Từ quá khứ nhìn lên
11. Từ tương lai nhìn xuống.
12.  Nhìn từ ISS
13.  Đứng giữa nhìn quanh.
14.  Kết luận:

Trong tối, ngoài sáng là lẽ thường!
1.Tổng quan:
Trong chơi cờ, để thắng ván cờ, người chơi phải có cái nhìn toàn cục, thấy được vị thế các con cờ của mình và đối phương. Từ đó định ra những bước đi mang tính chiến lược và chiến thuật, mục tiêu tối hậu là thắng ván cờ. Người lãnh đạo cách mạng là một nhà chiến lược, cũng giống như người đang chơi một ván cờ lớn.
Từ khi Việt Nam (VN) rơi vào tay thực dân Pháp, nhân dân lầm than, một cổ hai tròng, rất nhiều phong trào yêu nước được nhân sĩ, trí thức phát động cả theo hướng hiện đại lẫn theo hướng Cần Vương đều thất bại, dù người khởi xướng đầy nhiệt huyết, người theo cũng không tiếc máu xương. Có nhiều nguyên nhân thất bại nhưng về mặt chiến lược các vị đã không thấy được vị thế Việt Nam trên bàn cờ thế giới và vị thế VN trong thời đại. Ông Hồ Chí Minh đi xa đã thấy ra vị thế đó, từ đây ông có được thế và lực để giành độc lập cho VN.
Hôm nay, để có kết cuộc giải thể chế độ toàn trị đưa VN tiến lên con đường văn minh, hòa vào luồn gió dân chủ thời đại, chúng ta cần có góc nhìn toàn cảnh, thấy được vị thế con cờ VN trên bàn cờ thời đại. Chỉ có như vậy chúng ta mới đi được các bước đúng đắn, kết quả là thắng ván cờ. Từ xa nhìn về ta thấy các nét lớn sau:
2. Từ Triều Tiên nhìn về VN: Nắm dạ dày, điều khiển cái đầu.
Trước năm 1945 Triều Tiên cũng như Việt Nam, cũng bị nạn một cổ hai tròng: phong kiến và đế quốc Nhật. Chung cuộc thế chiến 2 đưa đến kết quả đánh bại đế quốc Nhật. Triều Tiên bị chia làm hai miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Phía Bắc ông  Kim Il-sung đã dựa vào phong trào cộng sản quốc tế và Nga thành lập nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Chính trị độc đảng (nhiều tên gọi nhưng bản chất là Đảng cộng sản) xây dựng đất nước theo chủ nghĩa Mac-Lenin.  Có một cuộc chiến ngắn 2 năm được miền bắc phát động đánh xuống miền nam với tên gọi là giải phóng đất nước. Cuộc chiến kéo dài tới 27 tháng 7 năm 1953, khi lực lượng Liên hiệp quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên cùng Chí nguyện quân Trung Quốc ký kết thỏa thuận đình chiến. Vùng phi quân sự Triều Tiên (K-DMZ) phân chia hai nước. Trong đó Bắc Triều Tiên do Kim Il-sung lãnh đạo trong vai trò Tổng thư ký Đảng Lao động Triều Tiên và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên từ năm 1948 tới khi ông chết ngày 8 tháng 7 năm 1994. Kế nhiệm ông là con trai ông Kim Jong-Il, và sau đó là cháu nội Kim Jong-Un. Bắc Triều tiên có nhiều nét tương đồng lớn với Việt Nam, chỉ khác là chưa “giải phóng” miền nam và chưa có đổi mới, mở cửa.
Tình hình Bắc Triều Tiên hiện tại, nếu ai theo dõi chắc cũng biết rõ, nhất là màn bi hài kịch “toàn dân khóc thương tiếc lãnh tụ “Kim Jong-Il” và vở tuồng lên ngôi của thiên tài Kim Jong-Un. Tuy là một nhà nước bí hiểm, bưng bít thông tin tuyệt đối, nhưng nếu có trí thông minh của loài người hẳn sẽ biết được nội tại bên trong như thế nào: một đất nước của độc đảng, toàn trị, đói nghèo, kiệt quệ và hiếu chiến kiểu chí phèo.
Nhân dân Triều Tiên ắt hẳn nghĩ rằng mình rất may mắn, rất hạnh phúc có tướng quân Kim Il-sung lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặt Nhật, “giải phóng” đất nước, cởi ách nô lệ. Họ suy nghĩ vậy vì họ bị bịt mắt, bị ngu dân bị bưng bít thông tin (Internet, điện thoại bị tuyệt đối cấm). Tình cảnh người dân Triều Tiên dưới triều đại nhà ba đời họ Kim không khác gì là thân phận nô lệ ngoại bang. Thế đó, không phải lúc nào đất nước độc lập, người cùng giống nòi cai trị là mang lại điều tốt, bọn cầm quyền nhiều khi còn tàn độc hơn giặc bên ngoài.
Từ Triều Tiên nhìn về Việt Nam ta thấy các điểm sau:
Đất nước cộng sản to lớn TQ đã nuôi dưỡng tạo ra hai nước cộng sản lân lang là Triều Tiên và Việt Nam. Tuy mức độ chi phối là khác nhau nhưng không ai phủ nhận được sự phụ thuộc của hai nước nhỏ. Việc Việt Nam mắc nạn trong tay TQ là có thật, đây là một cản trở lớn trên đường đi tới dân chủ.
Ông Kim Jong Un là người trẻ, được cho đi học ở phương Tây (Thụy Sĩ) đã thấy được cảnh phồn vinh xứ người nhưng ông không chút xót thương cho đồng bào trong nước mà mở lối cho họ. Con người thường rất tàn độc, dù có đến 3 triệu người đã chết đói, hơn ¼ dân số đói ăn, quốc tế viện trợ nhân đạo thường xuyên nhưng ông đã chi tới gần 1 tỷ USD để lòe loẹt trong vụ phóng tên lửa và kỷ niệm ngày mất của cha và ông nội.
Việt Nam hiện tại cũng có rất nhiều con cháu quan chức trẻ tuổi, được đào tạo phương Tây về nắm các vị trí quan trọng, nhưng nếu ai lạc quan trông mong vào thành phần này để thay đổi đất nước thì nên nghĩ lại. Giữa đạo đức và quyền lợi con người có xu hướng chọn quyền lợi mà bỏ đạo đức. Nhất là con cháu trong gia đình có thế hệ đi trước bước lên đỉnh quyền lực không từ thủ đoạn nào.
Và một điều nữa chúng ta thấy sự khốn nạn tuyệt đối nếu được bưng bít thông tin, trát son phấn thì dân vẫn có thể tin đó là Phật sống. Điều tương tự với dân Việt, một bộ phận không nhỏ vẫn thần tượng chủ nghĩa cộng sản. Rất có lý khi ông Bùi Tín cho rằng người dân Triều Tiên có bộ phận khóc thương Kim Jong Il thật, vì họ cảm giác được mang ơn, được quan tâm khi đích thân lãnh tụ tặng quà mỗi khi sinh đẻ (trò mị dân).
Và một điều nữa, nếu nhà nước nắm tuyệt đối về kinh tế (Triều Tiên thực hiện kinh tế bao cấp, nhà nước cấp phát lương thực qua tem phiếu) thì đám quần thần tôn lãnh tụ thành thánh, dù ông cha phong ông con 26 tuổi làm đại tướng, đưa lên ngai vàng nhưng Đảng, quốc hội vẫn reo ca là thắng lợi vĩ đại.
Từ phiên bản, bảo tàng sống về CNCS này mà người dân VN bất giác nhận ra điều gì đó, nét gì đó từng là máu thịt của mình suốt những năm tháng qua. Và suy nghĩ lại nhiều giá trị mình đã tin theo.
Rất ngậm ngùi, nếu từ Triều Tiên trước khi nhìn về VN, ánh mắt dừng lại Hàn Quốc, một hình ảnh gì đó quen quen, có thể là hình ảnh miền Nam chúng ta. Cũng con người đó, đất đai đó, văn hóa đó mà sự khác biệt một trời một vực. Nguyên nhân vì đâu?
Câu chuyện tiếu lâm cho bạn đọc giải khuây:
Dân Mỹ: tại sao ngài không ra lệnh đánh dẹp tên chí phèo chuyên ăn vạ quốc tế Bắc Triều Tiên mà phải viện trợ nuôi chúng.
Tổng thống: không, dù tốn kém chúng ta cũng phải nuôi chúng để làm giáo cụ trực quan cho dân Mỹ và thế giới biết thế nào là thiên đường của CNXH.
3. Từ Nga nhìn về: Sửa sai bằng một cái sai mới.
Nga là cái nôi của chủ nghĩa cộng sản với cuộc cách mạng tháng 10 đã khai sinh ra nhà nước Cộng sản đầu tiên và rộng lớn nhất trên thế giới. Tồn tại từ 1917 đến khi nó sụp 1991, Nga (Liên Xô) luôn được xem là thành trì của phong trào vô sản trên thế giới. Nó đã giúp sản sinh, hà hơi tiếp sức hàng loạt đảng cộng sản khác từ châu Á đến châu Phi, qua châu Mỹ với giấc mơ nhuộm đỏ địa cầu. Những đứa con nó sinh ra, có đứa chết yểu, có đứa lớn khôn, có đứa đã chết già, có đứa vẫn còn tồn tại dù hình hài khác xưa nhiều nhưng vẫn còn biết đó là con nhà ai.
Trên luật của người, còn có luật của trời, việc gì hợp với trời đất mới tồn tại, việc gì trái tự nhiên thì không sớm thì muộn cũng bị diệt vong. Điều này đúng với người khổng lồ Liên Xô. To lớn, giàu tài nguyên, giàu nhân tài, giàu cảm hứng đến thế giới đại đồng, giàu sắt máu với một ý chí không gì lay chuyển (tàn sát gần 40 triệu người dân) nhưng tiếc thay đó là một Siêu máy bay được chế tạo sai quyên lý, tất yếu nó phải rơi, điều gì đến phải đến. Năm 1991 Liên Xô sụp đổ. Thoát khỏi nhà tù lớn, nghẹt thở, có chút tự do người dân tưởng là hạnh phúc nhưng sau đó họ bị dội gáo nước lạnh tê buốt. Xã hội rối loạn, kinh tế kiệt quệ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan bùng phát, khủng bố lan tràn. Kinh tế quốc doanh bị bán đổ, bán tháo, bị cướp đoạt, sau 10 năm tranh tối tranh sáng, tài sản tích lũy toàn dân suốt 70 năm qua bỗng đổi chủ, vào túi một nhóm Oligarchs. Lầm than nối tiếp lầm than. Người dân hối tiếc và cho rằng đám đông bị thế lực nước ngoài giật dây phá bỏ một “thiên đường”, dù khốn khổ nhưng trước được yên bình, có cái ăn, được bao cấp, giờ phải chi trả mọi thứ mà không làm ra tiền. Vị cứu tin Putin xuất hiện đã ra tay bình loạn, đánh tan đám sói quây quanh điện Kremli, mang lại cho dân một chút thịt thừa từ đám sói, vực dậy nước Nga từ vực thẳm. Toàn dân nức lòng xem Putin như anh hùng tái thế. Họ không biết là đã vô thức đi vào một cái rọ mới. Sa hoàng Putin có thể nắm quyền đến 2024 khi ảo thuật đưa đệ tử Medvedev giữ ghế để kịp sửa hiến pháp. Điều tưởng chỉ có thể xuất hiện trong thời quân chủ chuyên chế hoặc triều đại nhà sản Triều tiên. Không, nó xảy trong  một sân chơi có đẩy đủ các đặc tính của nền dân chủ hiện đại: Đa nguyên, đa đảng, có quốc hội (đuma), có báo chí tự do, có biểu tình,….Vậy điều gì làm nên vở kịch tưởng chừng không thể?
Đến hơn 80% nguồn lực kinh tài nằm trong tay các Oligarchs còn hơn thời ông bước vào điện Kremli, chỉ khác nhau là họ tên có thay đổi chút và mức độ lớn hơn, bao trùm hơn. Khẩu hiệu: nắm dạ dày, điều khiển được cái đầu, bác học hơn là kinh tế cũng là chính trị, cuồng tín hơn là kinh tế quyết định chính trị luôn đúng. Ăn cây nào rào cây đó luôn đúng từ cổ chí kim, từ đông sang tây. Có học giả đã nhận xét Putin là con tin trong tay các nhà tài phiệt, đã là con tin thì phải giữ lấy như giữ tính mạng của mình, do vậy Putin làm tổng thống đến 2024 hoặc chết trong điện Kremli thì không có gì lạ.
Luật là nguyên tắc của cuộc chơi nhưng nếu kẻ chơi ở thế mạnh thì sẽ chơi kiểu của kẻ mạnh là lẽ thường trong trời đất, luật chơi của kẻ mạnh là luật bất thành văn, dân gian gọi là luật rừng. Nga là một nhà nước Mafia với bố già Putin hẳn nhiều người đồng ý.
Xuyên suốt quá trình 1917 đến nay, bao phong ba, bao cuộc chuyển đổi càn khôn nhưng số phận một dân tộc được cho là vĩ đại có nhiều thiên tài, có nền khoa học, văn hiến nức lòng thế giới,…lại không khác chi một đàn gà. Lừa từ chuồng này qua chuồng khác với niềm tin ở đó có nhiều thức ăn hơn hay là thiên đường gì đó. Tại sao số đông dân được cho thông minh mà thê thảm vậy? Tại vì không ai thấy cái mục tiêu tối thượng, trần trụi nhưng thực tế, mà lãn mạng chạy theo ảo giác (gọi Nga ngố có vẻ đúng). Cái trần trụi nhưng tối thượng đó là cái gì? Là kinh tế, là cơm áo, gạo tiền, tài sản. Có một thực tế, những con người tham gia cách mạng là những người nhiệt tình, vượt khỏi gánh lo tầm thường, vợ con để đến cách mạng, việc cứu rỗi nhân dân mà nói đến tiền bạc thì khác gì kẻ cơ hội, kẻ tiểu nhân? Xin thưa kinh tế cũng là chính trị, có thực mới vực được đạo. Dân có tiền mới có quyền, có quyền mới lên tiếng, khi đó dân chủ mới thực.
Dòng sông mãi chảy dưới sức hút trọng lực, xã hội vận động dưới sức hút “lực sống cá nhân”, con người sống cần tiền, cần tài sản, cần cơm áo. Vĩ nhân mơ màng, dẫn đạo dòng sông chảy ngược là tai họa lụt lội tất yếu. Lênin là một vĩ nhân như vậy và chính dòng sông ông dẫn đường đã quay lại nhận chìm ông vào lịch sử thiên thu như một cái tên là nguồn gốc của khổ đau.
Nước Nga, hai mươi năm nhìn lại ta có một chữ giá như: giá như hồi đó anh hùng lật chiếu đá bay đảng cộng sản-Yeltsin thực tế hơn chút nữa, nghĩ đến cái dạ dày cho toàn dân, nghĩ đến khối tài sản khổng lồ quốc doanh tích lũy bỡi máu và nước mắt dân Nga. Làm sao ai cũng có phần, làm sao dân có động lực để bảo vệ nền dân chủ tránh xuất hiện sa hoàng. Thấy được chân lý: công ty quốc doanh là tiền của dân, tốt nhất trả lại, cho không người dân, thà cho không còn hơn bán buôn, tư nhân hóa, hình thức dễ bị bắt tay cướp đoạt. Giá như Yeltsin sáng suốt và dũng cảm như vậy thì đến hôm nay tiền thu thuế dư sức so với số tiền thu được từ bán rẻ, bán đổ, bán tháo mà còn tránh được di chứng như hôm nay và Nga có khi là một siêu cường (nên nhớ là hai sáng lập google là người Nga).  
Việt nam nên học gì?
Dân Nga và những thành phần ưu tú đã không tiên liệu được sự sụp đổ của Đảng Cộng Sản Liên Xô, không có tổ chức hiệu quả, không có tầm nhìn viễn kiến, cũng như những bước đi cần thiết để đưa Nga đi vào thời đại hậu CS thắng lợi mà đã hành phản ứng theo thời thế, kết quả là đất nước rối ren, xã hội loạn, người dân kiệt quệ. Đó là lý do người ta cho rằng Cộng sản sụp đổ là do phá hoại chứ không phải hành động mang lại tốt đẹp cho đất nước. Tâm lý nối tiếc, cản trở thay đổi là điều dễ hiểu.
Kinh tế cũng là chính trị, song song với quá trình thúc đẩy chính trị tiến đến thể chế dân chủ, đa nguyên, bầu cử tự do, chúng ta cũng nên hết sức quan tâm đến mặt trận kinh tế. Hiện nay ở VN, quá trình tái cơ cấu thực chất là quá trình tư nhân hóa được gọi dưới tên mỹ miều là cổ phần hóa và Việt nam có khả năng đi vào bài học của Nga nghĩa là bị thâu tóm bỡi nhóm nhỏ.
Và một điều nữa dứt khoát đoạn tuyệt đó là kinh tế nhà nước, chủ nghĩa cộng sản không chỉ thất bại ở mô hình chính trị độc đảng, mà nó còn phá sản ở mô hình kinh tế nhà nước. Nó là nguyên nhân của các thảm họa: tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả, đói nghèo và còn một hệ quả ít ai biết nước là nó tạo ra siêu quyền lực cho kẻ nắm quyền, mầm mống của độc tài, phi dân chủ. Sở dĩ Putin trở thành sa hoàng ngoài các Oligarchs còn có nguyên nhân nữa là ông đã khéo léo tái lập chương trình quốc hữu hóa, giao các tập đoàn nhà nước siêu khổng lồ từ dầu, khoáng sản, chế tạo máy bay,… cho tay chân thân tín nắm giữ. Chính quyền nắm dạ dày thì dân quỳ gối là đúng như bài học Triều tiên. Các nước độc tài luôn thực hiện cái vòng lẩn quẩn gọi là đổi màu con tắc kè: quốc hữu hóa rồi tư nhân hóa rồi lại xây dựng tập đoàn nhà nước,…kiểu gì kẻ nắm quyền cũng hút được máu nhân dân. Cần chấm dứt trò mị dân này.
4. Từ Ba lan nhìn về: Thợ điện làm chập mạch hệ thống cộng sản liên Âu, bật sáng tương lai xứ sở.
Kết thúc thế chiến 2, Ba lan là một quốc gia cộng sản. Nghe tên-biết mặt, hẳn ai cũng biết nó sẽ như thế nào. Trong cái nhà tù vĩ đại Ba lan, may mắn cho dân tộc này đã nảy mầm người anh hùng Lech Walesa, chính xác hơn là một anh thợ điện con một thợ mộc, anh đã sáng lập tổ chức Công đoàn Đoàn Kết, anh đã làm chập mạch hệ thống cộng sản Châu âu, kéo theo nổ tung thành trì ở tận Matxcơva. Chắc nhiều người còn nhớ khi Ba lan sụp đổ, chính quyền Hà nội đã râm ran rằng Ba lan bị mất nước, bị kẻ thù-bọn tư bản xấu xa-thâu tóm, kêu gọi nhân dân biểu tình ủng hộ nhân dân Ba lan. Nhưng Ngài đại sứ Ba lan khi đó đã nói: nhân dân Ba lan còn đó, đất nước Balan còn đó, chỉ có thể chế chính trị cộng sản mất đi chứ không phải mất nước Ba lan (thật sáng suốt), đã làm sáng mắt, sáng lòng những ai còn có niềm tin đánh đồng nhân dân, đất nước với chế độ. Một chiêu bài của kẻ nắm quyền xảo trá là buộc nhân dân, đất nước với mình để họ nghĩ là cùng thuyền. Có việc gì thì chết chìm chung. Từ ngày bị chập điện Balan ngày càng trở nên thịnh vượng nhờ thiết chế dân chủ, tự do, pháp quyền. Năm 2001, tại bệnh viện, hình ảnh cái bắt tay của Lech Wałęsa với Đại tướng W. Jaruzelski, nhà lãnh đạo cuối cùng của đảng và nhà nước cộng sản Ba Lan, mới thấy cái nhân văn và cái phúc lớn của dân tộc đó.
Bài học gì cho Việt Nam: Việt nam hiện nay cũng nằm trong hệ thống độc tài như Ba lan xưa, bị chi phối bỡi thế lực TQ, Nga như Balan bị Liên Xô chi phối nhưng nếu người dân đoàn kết, có tổ chức, dũng cảm thì chúng ta, những người người bình thường như anh thợ điện vẫn có thể làm chập mạch và bật sáng bóng đèn dân chủ cho xứ sở. Anh thợ điện Ba lan làm được, chúng ta cũng làm được và một bài học nhân ái lớn là bắt tay người được cho là đối thủ, thay vì tiêu diệt, tàn sát, hành hạ vì chúng ta là con cháu một nhà.
5. Từ Ai cập nhìn sang: Khi người hùng thành tội đồ. Cách mạng không tổ chức, tiếp tay đảo chính.
Không có tổ chức thì là tổ rác! Mùa xuân Ai Cập từ sự bế tắc, uất hận tự thiêu của anh Mohammed Bouazizi, xứ Tunisia, như ngọn lửa dúi vào thùng thuốc súng trung Đông lần lượt làm nổ tung các quả bom độc tài sắt máu có tuổi thọ 30-40 năm. Tunisia (23 năm), Libi (42 năm), Ai cập (30 năm). Một niềm phấn khởi được gọi một tên bằng một mỹ từ “mùa xuân Arap”, niềm hân hoan lan tràn xứ sở nhanh chóng đi vào dĩ vãng. Con đường đi đến dân chủ thật sự không những bị bế tăc mà còn ươm tạo một xu hướng nguy hiểm mới: chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Tại sao càn khôn đi sai đường như vậy? Hãy lắng nghe tiếng nói của chuyên gia quốc tế Nguyễn Xuân Nghĩa (1)-(2)-(3)-(4). Rõ ràng nếu nói xét cho cùng đó là hình thức của một cuộc đảo chính của giới chóp bu quân đội, đảo chính quá ngoạn mục.
Từ Ai cập nhìn về VN ta thấy được điều gì?
Ngọn gió dân chủ đã thật sự thổi trên quả địa cầu như một qui luật tất yếu, Việt Nam sớm muộn cũng phải đón ngọn gió đó. Gió thổi là việc của gió, thuyền có ra khơi hay lật chìm là việc của người. Để thuyền ra khơi khi gió thổi đòi hỏi công tác chuẩn bị cả thuyền trường và thủy thủ, tức là phải có tổ chức, làm việc gì muốn thành công cũng phải có tổ chức huống chi việc lớn là cách mạng. Có tổ chức, có người chỉ huy, có người dẫn lối, có người thực hiện, như hải đoàn, có như vậy con tàu mới ra khơi mang theo mọi người, nếu không thảm cảnh gió đến mạnh ai lấy làm, thuyền lật, tàu chìm, thay vì an nhàn trên thuyền thì mạnh ai nấy bơi và sớm muộn cũng làm mồi cho cá mập. Tổ chức là chìa khóa, nhưng làm sao xây dựng được tổ chức trong hoàn cảnh hiện nay? Thật nan giải. Không tổ chức chỉ là tổ rác! Mệnh lệnh luôn vang vọng trong suy nghĩ những ai muốn làm gì đó cho đất nước đổi thay.
Một bài học nữa được nhìn thấy là sức mạnh của truyền thông điện tử, những anh hùng vô danh với mail list trong tay có sức mạnh không thua gì tướng quân năm xưa tả xông hữu đột trên chiến trường như mạnh tướng Triệu Tử Long.
Và một bài học nữa là sự sụp đổ của người hùng Hosni Mubarak, anh hùng một thời, nếu cứ đem quá khứ ra ăn mãi thì có ngày cũng ăn mày thật sự. (Nhắn 14 ở Ba Đình: ăn mày quá khứ không phải là giải pháp tốt).
Và thùng thuốc súng chỉ phát nổ khi có người châm mồi, hay một kíp nổ, cần phải có cái này nếu không mãi mãi nó không thể nổ.
6. Từ Myanmar nhìn về: Chó vào đường cùng. Anh thư mở lối dân tộc.
Làn gió thời đại đã đến Đông Nam Á, hiện dừng tại Myanmar. Những chuyển biến tại xứ sở này từ đầu năm đến nay được nhiều người cho là ngoạn mục. Cả thế giới đang dõi theo những bước đi đẹp của người đàn bà đẹp, nàng tiểu thư-Nobel hòa bình thế giới Aung San Suu Kyi.
Bài học cho Việt nam:
Lấy lời nhà tranh đấu dân chủ-ông Nguyễn Gia Kiểng “…dân chủ thắng không phải vì có bạo lực, mà vì không gì mạnh bằng một ý kiến đã chín muồi…”. Bà Aung San Suu Kyi thì nói “đây là chiến thắng của nhân dân – những người đã quyết định họ phải tham gia vào tiến trình chính trị của đất nước – hơn là chiến thắng của chúng tôi”. Tinh hoa lãnh đạo nhưng sức mạnh vẫn từ dân: việc cách mạng là việc của nhân dân, ý dân là ý trời (xin lặp lại khẩu hiệu này lần nữa).
Và một bài học nữa nếu ai nhìn thấu tâm can con người mới thấy, đó là: nhóm kẻ cướp, ngồi xổm trên đầu dân tộc đã nhận ra thực tế rằng, không thể tiếp tục ngang ngược như vậy được nữa. Hoặc tử tế, thay đổi hoặc bị treo cổ và mất tất cả, nói cực đoan là bọn khốn chẳng thương gì dân đâu, chúng thương bản thân chúng, vợ con chúng mới làm thì cũng không sai. Kẻ cầm quyền thực sự thay đổi khi tình thế đã vào đường cùng (VN năm 1986 cũng vậy). Ai có thể dồn chúng vào đường cùng? Chỉ có thể là nhân dân. Người dân cần phải phản kháng mạnh mẽ mới có thay đổi.
 Và một bài học nữa cần chú ý: kẻ cầm quyền luôn khôn ngoan, chấp nhận thay đổi trong thế nắm dao sắc đằng chuôi. Đây là một rủi ro như đi trên dây của dân Myanmar, nhiều người cho là thắng lợi nhưng tôi thấy sau bao nhiêu năm tranh đấu, thời cơ đã đến, thế cùng đã điểm mà chấp nhận vị thế như vậy là khiêm tốn. Kẻ nắm dao luôn có thể trở mặt và ngang ngược khi chúng thấy đủ mạnh. Dân Myanmar có biết điều nàyBa Đình đang học hỏi qua “Con đường Việt Nam”.
Đứng tại đất nước Myanmar đang chuyển mình hôm nay, ta còn nghe tiếng nói văng vẳng của chính vị thủ tướng của chúng ta trước đó vài năm-Ngài Nguyễn Tấn Dũng “mong muốn Myanmar triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước Myanmar”. Nói vậy để biết lãnh đạo nước ta không phải không biết thế nào là dân chủ, thế nào là tốt đẹp cho dân cho nước. Giữa nói và làm có khoảng cách nhiều khi không thể sang lấp được. Giữa đạo đức và quyền lợi con người có xu hướng chọn quyền lợi hơn là đạo đức, trách nhiệm. Những ai còn trông mong vào lòng tốt người khác-nhất là kẻ đang ngồi mát ăn bát vàng-thì nên tỉnh ngộ. Nhìn từ Myanmar đã rõ lòng dạ Ba Đình.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, cũng như Myanmar, chúng ta đã mắc kẹt trong tay TQ-một xứ sở của những âm mưu chính trị kinh điển-là một thực tế phũ phàng nhưng phải thừa nhận. Nhiều người VN không tin chúng ta có thay đổi trước TQ mà chỉ nghĩ chỉ khi nào TQ thay đổi VN mới có như những lần trước. Người Myanmar họ làm được thì chúng ta cũng sẽ làm được. Các nước tiến bộ hồ hởi theo dõi, giúp đỡ nhân dân Myanmar trong cuộc chuyển mình, chúng ta có niềm tin rằng, chúng ta không đơn độc. Hãy dũng cảm, đi ắt đến.
7. Từ TQ nhìn về: Xứ sở của mưu mô và tàn độc
TQ là một xứ sở của những điều vĩ đại: của Vạn lý trường thành, của cuộc vạn lý trường chinh, của một lượng dân khổng lồ không nơi đâu bằng-1,3 tỷ dân, một đất nước mênh mông, một nền văn hiến lâu đời, một nền văn minh từng được công nhận là rực rỡ của địa cầu nhưng suốt ngàn năm lịch sử, dân tộc TQ lại là một dân tộc bất hạnh hơn là may mắn. Đây là xứ sở của những âm mưu chính trị kinh điển và chiến tranh biển người, núi xương sông máu (một trận Xích Bích chết gần 1 triệu người trong vài ngày, số dân TQ chết dưới tay Mao Trạch Đông lên đến 100 triệu người, kinh hoàng). Đứng giữa xứ sở khổ đau này, bỗng nghe vẳng vẳng lời thơ từ mẹ Việt Nam:
Tôi nghe kể chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm lẫn để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc   
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu....
Với nhiều người, ông HCM là vĩ nhân, là thiên tài, là danh nhân văn hóa thế giới,….nhưng nhiều người lại thấy ông là hình ảnh nàng Mỵ Châu ngây thơ, e thẹn năm xưa trước chàng Trọng Thủy Mao Trạch Đông. Từ mối tình ngây thơ Trọng Thủy-Mỵ Châu mà chúng ta có 1000 năm Bắc thuộc, cơ đồ đắm biển sâu. Đời con cháu phải bao phen nổi dậy, hết thế hệ này đến thệ khác, bao núi xương sông máu mới giành lại giang sơn năm 938 với anh hùng dân tộc Ngô Quyền. Bài học quá đắt, tưởng chừng dân tộc Việt không bao giờ gặp lại, vậy mà hôm nay bài học đó lại nhỡn tiền.
Rõ ràng chúng ta là một bản sao thu nhỏ của nền chính trị Trung Hoa, ngàn xưa đến này vẫn chưa thoát ra được. Một đất nước hàng ngàn năm ngập chìm trong bầu không khí trung quân (thuyết chính trị thiên tử của Khổng giáo) đã lỡ làng trong việc đón ngọn gió tươi mát của thời đại. Cuộc cách mạng Tân hợi có xu hướng đưa đất nước Trung Hoa chuyển mình sang nền dân chủ cộng hòa đại nghị nhưng cuối cùng tư tưởng ngàn năm Trung quân đã ăn sâu vào từng người Trung Hoa, họ không tưởng tượng được đất nước không có Thiên tử mà là một cuộc bầu cử ủy quyền cho một nhóm người đứng ra việc nước. Điều đó mới mẻ quá, xa lạ quá, họ đã từ chối nó. Chẳng những từ chối là gió thời đại đó, họ lần lượt lắc đầu hết những gì được minh chứng là tốt đẹp, là văn minh của nhân loại, họ lắc đầu trước Tưởng Giới Thạch để ủng hộ một hoàng đế đỏ Mao Trạch Đông. Nguyên lý tư tưởng quyết định hành động, hành động tạo nên số phận luôn đúng. Đúng với từng cá nhân mà còn đúng với một dân tộc. Cách mạng vẫn là việc của dân, ý dân là ý trời. Cay đắng thay, không phải lúc nào ý dân cũng đúng. Danh từ đám đông vô thức và gian manh chính trị luôn có lý. Hãy bắt đầu việc lớn cứu nước từ chính người dân! Chỉ khi nào người dân hiểu thời thế, hiểu tốt, xấu thì vận nước mới tươi sáng.
Tại đây, một tiếng nổ vang rền từ một quả bom có tên Bạc Hy Lai- bí thư Trùng khánh-mùi xú uế bốc lên toàn cầu. Một phiên bản giống mà khác tiểu thư xứ Myanmar Aung San Suu Kyi. Mức độ nổi tiếng thì có vẻ giống nhau, nhưng quyền chức, vị thế khác hẳn. Họ giống nhau nguồn gốc xuất thân. Cả hai đều xuất thân con nhà công thần của chế độ. Cái chế độ xây lên từ lòng tự hào dân tộc, từ ý chí độc lập cho đất nước. Và cả hai người cha đều bị hại bỡi chính thế lực trong chế độ. Từ nét giống nhau đó, họ đã chọn hai con đường. Tiểu thư về với nhân dân. Thái tử về với Đảng. Kết quả lại khác nhau. Người chịu quản thúc, ngồi tù suốt 24 năm nhưng sáng ngời không chỉ trong nước mà còn lấp lánh toàn cầu. Kẻ sung sướng cả đời nhưng cuối cùng gia đình ly tán, thân tù tội, tội ác bị tạc vào sử xanh, dòng họ mãi mang tiếng nhục thiên thu với nhân dân, tổ quốc. Quyền lực có thể bẻ cong, che dấu sự thật nhưng quyền lực lúc thịnh, lúc suy còn sự thật mãi là sự thật. Kẻ quyền uy, gian ngôn, xảo trá có hiểu nguyên lý này chăng. Câu cảm thán “từ khi có Tần Cối, người mang họ Tần ít đi” mãi thiên thu mới dân tộc Trung Hoa.
Với hàng trăm triệu lao động, như một ổ mối khổng lồ, TQ đang nổi lên như một siêu cường, siêu cường được lãnh đạo bỡi những con mối chúa hung hăng, mập mạp. Hãy nghe lời nói của Mao Trạch Đông, kiến trúc sư của tổ mối “Trung Quốc sẵn sàng hi sinh 300 triệu người cho mục tiêu chủ nghĩa xã hội”. Một xứ mà coi mạng người như cỏ rác vậy thì thế giới làm sao bình yên. Trung quốc đã diễu võ dương oai, khuấy động Nam Hải, khống chế Tây Tạng, là nhà bảo trợ cho các tên độc tài đồ tể từ xứ Bắc Phi (Libi) đến Trung Đông (Syria) đến khắp lục địa đen, sang châu Mỹ (Cuba, Venezuela) đến hạng chí phèo Triều Tiên hay tên Gấu Gangster Nga. Lịch sử cho thấy kẻ độc tài thường chỉ chịu chết khi đã tắm máu dân chúng trên chiến trường. Trong nước thì dẹp bạo loạn, ngoài nước thì kích động tin thần dân tộc ích kỷ, tự tôn của nước lớn. Biển đông có thể là cuộc tắm máu, một công đôi việc của hai tập đoàn mối chúa Bắc Kinh và Ba Đình. Toàn dân Việt nam hãy khôn ngoan tránh cái cạm bẫy này.
8. Từ Mỹ nhìn về: Thịnh vượng đến từ dân chủ.
Đại tá nhà văn Nguyễn Đình Trọng, một đảng viên cấp cao của ĐCS, là một Đảng viên trung kiên, chắc hẳn ông có niềm tin tuyệt đối vào chủ thuyết Mac-Lê và kiên định lập trường cho nó như bao đồng chí đảng viên gạo cuội khác. Chắc chắn ông sẽ là người nghe nói và nói nhiều về sự xấu xa của bọn tư bản giãy chết, và niềm tin bất diệt vào sự tốt đẹp, sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa Mac-Le vô địch, bách chiến, bách thắng. Dù mang định kiến, niềm tin như vậy nhưng khi đến Mỹ, trực tiếp thấy những gì được gọi là chủ nghĩa tư bản xấu xa, đang giãy chết, ông cũng phải viết:
“Hơn hai trăm năm rầm rộ, hối hả công nghiệp hóa, đô thị hóa mà giữa thành phố Philadelphia vẫn còn lại bãi cỏ từ ngày Độc lập năm 1776! Chỉ mấy ngọn cỏ bình dị kia cũng nói được tầm văn hóa và tấm lòng với nước, với dân của một chính quyền!” …..“Tượng Nữ thần Tự do giơ cao ngọn đuốc soi sáng thế giới đặt ở nơi biển trời lộng lẫy như cõi thiên thai mà loài người vẫn ước vọng, vẫn khắc khoải hướng tới”.
Còn khi hạ bút viết về Việt Nam, nơi ông đã đổ máu xương, trao niềm tin để xây dựng nhưng ông cũng phải cay đắng viết những điều sau: “Tôi lại xót xa nhớ đến những chứng tích hùng hồn của lịch sử và những tài sản vô giá của văn hóa Việt Nam đã bị những quyền lực giai cấp, bị những nghị quyết thiển cận đập phá, xóa bỏ. Phá đàn Nam Giao ở cố đô Huế! Xóa sổ hội trường Ba Đình ở thủ đô Hà Nội! Tượng đá nàng Tô Thị ôm con ngóng chồng ở Lạng Sơn bị cho vào lò nung vôi! Những viên gạch mộc của thế kỉ mười sáu xây nên thành nhà Mạc cổ kính ở Tuyên Quang bị đập bỏ để xây lại bằng vật liệu hào nhoáng của thế kỉ hai mươi!…Với tầm văn hóa đó của quyền lực, những giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị đập phá! Rồi những gì sẽ bị phá bỏ nữa? Tôi rùng mình kinh hoàng!”
Thế đó, dù ai nói Mỹ xấu, chửi Mỹ tồi thì Mỹ vẫn là xứ văn minh, con người thịnh vượng. Cái thịnh vượng đó nó xuất phát từ chân lý tự do cá nhân, tự do cá nhân được bảo vệ bỡi nhà nước pháp quyền dân chủ, và được phát huy bỡi nền kinh tế thị trường tự do. Điều mà dù với 30 năm bôn ba khắp năm châu, đi quanh địa cầu nhưng ông Hồ Chí Minh không nhìn thấy được. Nay may mắn có internet, thế giới phẳng nên nhiều người dù chưa ra khỏi đất nước vẫn thấy. Ông Nguyễn Đình Trọng là người có tâm với đất nước nên ông không giấu cảm xúc, viết lên điều suy nghĩ hầu làm cho dân tộc sáng mắt, sáng lòng. Những kẻ nắm quyền, hưởng lợi thì man trá hơn. Chúng biết từ lâu nhưng im lặng, lặng lẽ gửi con qua học, gả con qua đó hoặc tuồn tài sản qua nhưng miệng luôn nói là tư bản xấu xa, bóc lột, VN dân chủ vạn lần. Gọi những kẻ tin vào Mỹ, theo Mỹ là phản bội, là tội đồ.
Thế mới biết lòng dạ kẻ nắm quyền nham hiểm đến mức nào và chân lý “vàng mười không sợ lửa” luôn đúng.
Một đất nước có lịch  sử non trẻ trên hai trăm năm, một bản hiến pháp làm nền tảng cho các nước khác noi theo, một bản hiến pháp có ít sửa chữa nhất, có giá trị theo thời gian lâu dài nhất.
Điều gì làm cho nước Mỹ, một xứ sở của những người dân phiêu bạc tứ hướng, tụ tập lại làm nên một điều kỳ diệu? Có nhiều điều làm nên sự kỳ diệu của nước Mỹ nhưng cốt lõi xã hội Mỹ là một xã hội dân sự. Đây có lẽ là một khái niệm mới mẻ với nhiều người. Nhưng thực sự nó là một đặc điểm làm nên điều vĩ đại của nước Mỹ. Xã hội dân sự được hiểu nôm na là xã hội được tổ chức theo ý người dân, người dân nắm tất cả, quan trọng nhất là kinh tế, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung, tự họ bầu lên người lãnh đạo của mình: nghiệp đoàn, hiệp hội,….để bảo vệ quyền lợi của mình, tạo thế cân bằng quyền lợi với các nhóm khác. Nhà nước được lập ra để bảo vệ quyền lợi của các nhóm trong trạng thái các nhóm đã thỏa thuận với nhau. Xã hội dân sự là xã hội mà người dân tự lo lấy cuộc sống, lo lấy kinh tế. Nhà nước chỉ là nơi được ủy quyền nắm giữ, thực thi luật chơi chứ không phải là nơi tạo ra luật chơi. Điều này rất hợp với lẽ tự nhiên, con người chỉ có thể làm tốt nhất khi làm việc cho mình và cũng chính họ mới biết làm gì tốt nhất cho cuộc sống của mình, chính vì vậy ở Mỹ không có cuộc học tập noi gương ai, không có hô hào thi đua lập thành tích này, kỷ niệm nọ nhưng sản phẩm làm ra luôn có chất lượng đỉnh cao. Chỉ có một điều đơn giản, làm tốt để bán được hàng, làm không tốt có người làm tốt thì tự chết. Hệ quả tất yếu của xã hội dân sự là tính dân chủ và tính thực tiễn. Một đất nước không theo chủ thuyết chính trị nào, luôn lấy thực tiễn đất nước trong tầm nhìn 4 năm bầu lãnh đạo mà trở nên hùng cường. Nhiều người, nhất là dân chúng ở nước nghèo có tâm lý ghét sự thực dụng của người Mỹ, họ cho là tính toán, không có tình cảm, nhưng họ đâu biết chính họ là kẻ viển vông, xây lâu đài trên cát, nghèo cứ mãi nghèo. Phú quý sinh lễ nghĩa, có thực mới vực được đạo, Mỹ là quốc gia có chỉ số từ thiện lớn nhất hành tinh, không chỉ từ thiện trong nước mà còn viện trợ nuôi sống không biết bao nhiêu người dân đói nghèo ở các nước, nhất là các nước còn mắc nạn trong chế độc độc tài ngày đêm chửi Mỹ. Người Mỹ phải duy trì một lực lượng quân đội hùng mạnh khắp các đại dương, nhiều người cho rằng hiếu chiến, không có thiện cảm nhưng họ đâu biết rằng, nếu không có lực lượng đó thì thế giới trở thành ốc đảo, mỗi nước sẽ cát cứ một vùng để thu lợi cho mình, đẩy thế giới vào đói nghèo: TQ cát cứ biển đông, Iran thu phí ở eo Homus, cướp biển Somali án ngữ vịnh Aden,….Khi Mỹ đến làm ăn, nhất là các nước độc tài, sẽ yêu cầu chính phủ thay đổi nhiều thứ để cuộc chơi được minh bạch, ổn định lâu dài. Kẻ nắm quyền độc tài thường không muốn thế vì ảnh hưởng đến quyền lực của chúng, thường lu loa lên là can thiệp nội bộ, đầu tư kèm theo điều kiện, xâm phạm quyền tự quyết,….và đa số người dân tin và hùa vào như thế. Họ đâu biết rằng người Mỹ luôn đặt pháp luật lên trên, tôn trọng luật pháp, họ muốn hành xử theo pháp luật, thúc đẩy dân chủ,….tất cả điều này mang lại lợi ích cho người dân thay vì o bế, nuôi dưỡng kẻ độc tài khát máu để kiếm ăn như TQ. Khi dân trí một nước chưa cao, thông tin bị bưng bít, kiểm duyệt thì sự nguy hiểm là ở chỗ đó. Điều này giải thích vì sao dân ở các nghèo nàn, mắc nạn độc tài toàn trị thì có tâm lý chống Mỹ và từ Mỹ mới thấy được cái gian hùng, tàn độc của nhóm lãnh đạo ở các nước toàn trị. 
Đứng tại nước Mỹ này, ta thấy đầy rẫy con cháu chúng sang học, dòng họ sang sinh sống. Rất nhiều con vẹt gian ác ở Việt Nam cơ ngợi Triều Tiên nhưng chưa thấy chúng gửi con cái qua học hay sinh sống. Từ đây ta nhận thấy rằng, chiến thắng cuối cùng của nền dân chủ chính là chiến thắng của thông tin và thấy rõ bản mặt gian trá của Cuba, Bắc Triều Tiên khi xứ này cấm đoán tuyệt đối internet, điện thoại.
Từ Mỹ nhìn về chúng ta thấy được con đường dân chủ, nhà nước pháp quyền, kinh tế tự do mà VN nên theo và biết được lòng lang dạ sói của nhóm chóp bu và thấy được một gót chân Asin của chúng. Có thể khai thác điểm yếu này để tấn công phủ đầu chúng. Hãy cho công chúng biết gia đình Nguyễn Tấn Dũng là ai: con học hành ở đâu, kết hôn với ai.
Sự vĩ đại của nước Mỹ còn ở chỗ là sự nghi ngờ tất cả. Với các nước phương Đông luôn xem người lãnh đạo, cầm quyền là quân tử: xưa là cha mẹ dân, nay là đầy tớ trung thành với đạo đức sáng ngời. Người Mỹ không nghĩ vậy. Họ xem làm lãnh đạo cũng là một nghề, nghề rất béo bở, cái gì béo bở thì con người sẽ cố giữ lấy. Từ đây mà người Mỹ đưa ra nhiều thiết chế để những người làm nghề đó không thể giữ lấy cái béo bở đó được: tam quyền phân lập, báo chí tự do, qui định xung khắc quyền lợi, minh bạch kẻ nắm quyền,……Một trong những tư tưởng nghi ngờ vĩ đại của người Mỹ là nghi ngờ kẻ lãnh đạo sẽ sử dụng quyền lực để trấn áp người dân nên họ đã đưa vào hiến pháp cho người dân quyền sở hữu súng, họ tin rằng đó là hàng rào cuối cùng để nền dân chủ được tôn trọng, bảo vệ và thực thi. Có rất nhiều người phản đối về điều này nhưng nếu nhìn bọn cường quyền nước ta dùng thủ đoạn bắt cóc, cưỡng chế người dân không tất sắt thì mới thấy sự vĩ đại của người Mỹ đến mức nào. Nhờ trao quyền tự vệ chính đáng cho người dân mà cường quyền không dám manh động, chỉ có như vậy pháp luật mới được thượng tôn. Có thể mỗi năm có hàng nghìn người Mỹ thiệt mạng vì súng nhưng nền dân chủ đã tạo ra sự thịnh vượng cho cả trăm triệu người, từ sự thịnh vượng mà con người ít phải chết vì bệnh tật, tai nạn giao thông, đói nghèo,….(Triều Tiên không ai chết vì súng nhưng có đến hơn 3 triệu dân chết vì đói và hàng triệu người suy kiệt vì nghèo khổ)
Bài học từ Mỹ: hãy xây dựng đất nước từ thực tế, đừng có tin vào những chủ thuyết viển vông. Hãy nghe lời tướng Charles de Gaulle nói: "Tất cả các chủ thuyết rồi cũng sẽ qua đi, điều còn lại cuối cùng là dân tộc".
9. Từ Venezuela nhìn về: Từ dân chủ sang độc tài, vì đâu nên nỗi
Venezuela là một quốc gia Nam Mỹ, thuộc tây bán cầu, cách ta nửa vòng trái đất. Đây là một đất nước của hoa hậu và dầu mỏ. Tuy gần Cuba nhưng giữa VN và Venezuela không có quan hệ khắn khít như người anh em Cuba. Tuy nhiên nước này lại cho ta một bài học vô cùng quí giá để xây dựng đất nước. Tất nhiên không phải là bài học đào tạo và thi hoa hậu toàn cầu, khi mà chúng ta vẫn còn là người thấp bé, nhẹ cân. Bài học đặc sắc ở đây là quá trình một nước dân chủ đi vào độc tài, toàn trị. Venezuela không bị làn gió cộng sản như Cuba. Sau một thời gian độc tài, đất nước đi dần vào nền dân chủ đa đảng, kinh tế tự do,…và ngày càng thịnh vượng, thu nhập quốc dân rất cao là một cường quốc kinh tế tại Mỹ la tinh. Tuy nhiên bánh xe của đất nước bị một cơn giằng sốc năm 1980s khi giá dầu sụt giảm. Trong bối cảnh này, xuất hiện nhân vật anh hùng Hugo Chave đã tiến hành đảo chính hai lần không thành công nhưng chiến thắng tổng thống năm 1998 với tỉ lệ phiếu bầu 56%. Điều đặc sắc ở chỗ vị này có cảm hứng chủ nghĩa Mác-Lênin lo cho dân nghèo, có tinh thần chống Mỹ. Bài vở từ chủ nghĩa Mác đã soạn sẵn, lên nắm quyền ông tiến hành quốc hữu hóa các công ty xí nghiệp tư nhân, trước nước ngoài, sau trong nước; trước là ngành lớn như dầu khí, truyền thông,….sau đến cả ngành lương thực. Với khẩu hiệu sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân, tất nhiên việc làm của ông được dân chúng hoan nghênh, xem ông như vị anh hùng tái xuất chống lại chủ nghĩa tư bản xấu xa ở Mỹ la tinh. Lòng tham đám đông luôn là như vậy. Họ đâu biết rằng họ đang ủng hộ cho một tai họa. Sau khi quốc hữu hóa, tất cả các nhà máy lọc dầu, cảng biển, truyền thông do nhà nước nắm; nghe rất hay rất chính danh nhưng không ai thắc mắc thêm nhà nước là ai? Suy cho cùng chính là những thân hữu, tay chân của ông nắm giữ. Thật là ngoạn mục, với quyền lực chính trị và kinh tế trong tay, ông trở nên siêu quyền lực. Một nền độc tài đã xuất hiện trên nền dân chủ. Tất nhiên Venezuela không theo chủ nghĩa xã hội nên không có nền chuyên chính duy nhất đảng cộng sản mà nó vẫn tồn tại nhiều đảng phái, có bầu cử, có kiểm phiếu. Tất cả những hình thức dân chủ đó không hề làm ông bận tâm hay mất ăn, mất ngủ, với truyền thông nhà nước, với quyền lực kinh tài trong tay, ông luôn thắng cử vang dội dù thành tích kinh tế vô cùng be bét và nạn tham nhũng thì chỉ xứ thiên đường chủ nghĩa xã hội may ra mới theo kịp. Trong danh sách 10 nền kinh tế tồi nhất thế giới có Venezuela. Đây là việc tất yếu của nguyên lý kinh tế cha chung không ai khóc. Có điều rất buồn cười là thay vì chỉ ra nguyên nhân tình trạng trên ông lại hô hào với dân chúng kết quả kinh tế kém là do bị Mỹ bao vây chống phá, do thế lực thù địch của bọn tư bản xấu xa (không khác chi các xứ thiên đường XHCN). Tuy không tuyên bố là nước cộng hòa chủ nghĩa xã hội như các xứ cộng sản nhưng Hugo Chave không khác gì một lãnh tụ cộng sản thứ thiệt của thập kỷ 70: cực kỳ lòe lẹt, suốt ngày lên gân chống Mỹ, kêu gào sự xấu xa của chủ nghĩa tư bản giãy chết. Hoan hô và kết giao khắp năm châu với xứ các tên độc tài khét tiếng (vì có cùng tư tưởng chống Mỹ): Libi, Iran, Nga, Cuba,….Đẳng cấp mị dân bậc thầy: luôn kêu gào là sống chết bảo vệ quyền lợi người nghèo và gây ra trong dân chúng nỗi sợ vô căn cứ về một kẻ thù đang âm mưu chiếm đoạt thành quả cách mạng của đất nước. Ông ta tuyên truyền trong dân chúng một điều là nếu ông ta bị đánh bại thì đất nước sẽ rơi vào tay đế quốc Mỹ xấu xa ngày đêm âm mưu thôn tính Venezuela.  Ông ta nắm quyền suốt từ 1998 đến nay và còn tranh cử tiếp vào 2012 dù ông ta đang bị ung thư hành hạ nhưng không hề gì vì ông còn người anh trai để kế vị để tiếp tục kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội nếu không may ông lên thiên đàng giữa chừng. Ách độc tài này không biết khi nào xứ sở hoa hậu tháo bỏ được. Thật là mù mịt khi nó nằm dưới lớp áo dân chủ vô cùng đẹp nên khó ai nhận ra.
Venezuela là một bài học cực kỳ sống động cho chúng ta. Từ đây chúng ta thấy, đã là con người thì ở đâu cũng giống nhau, cũng bị lòng tham dẫn lối và lòng tham đám đông thường mù quáng và vô trách nhiệm. Chủ nghĩa xã hội với câu chuyện quốc hữu hóa (nghe nói sở hữu toàn dân ai không thích vì cảm giác có mình trong đó), lo cho người nghèo, công kích người giàu, công kích tư bản, công kích Mỹ không chỉ làm nguồn cảm hứng của dân xứ chậm tiến, thấm nhuần nho gia  như châu Á mà còn gây cảm hứng cả giống người được xem là có khuynh hướng tự do trong bụng mẹ: người da trắng.
Không cần thành lập ĐCS với chủ thuyết Mac-le qua tranh đấu tiêu diệt giai cấp đẫm máu để giành lấy chính quyền, Hugo Chave đã làm được điều mà các đảng cộng sản đàn anh đã làm. Thế giới tự do, đứng đầy nước Mỹ có thể rất căm ghét ông ta nhưng trên nguyên tắc phải tôn trọng ông ta, vì ông được dân chúng nước ông bầu lên một cách hợp pháp theo nguyên tắc bầu cử dân chủ khoa học. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, cạnh tranh đa đảng phái. Điều mà người Mỹ đã thừa nhận về mặt dân chủ của một nước. Điều này nên là bài học sáng lòng cho các tổ chức tranh đấu kêu gọi đa nguyên, đa đảng, bầu cử tự do ở nước ta. Nếu có một ngày dưới sức ép của đấu tranh, của hiện thực cuộc sống mà  đảng cộng sản Việt Nam phải rời bỏ ngai vàng mục ruỗng, tuyên bố đồng ý các điều khoản các vị lâu nay kêu gọi và kinh tế vẫn như cũ thì xin thưa các vị sẽ vỡ mộng về một tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Tôi cam đoan khi đó quí vị hoặc sẽ thỏa hiệp với đảng cộng sản (tất nhiên đã đổi màu) để giữ quyền lợi đảng phái hoặc chua chát cho rằng trình độ dân trí dân ta quá thấp không ích gì cho cuộc chơi dân chủ.
Một lần nữa nhận định: kinh tế cũng là chính trị luôn sáng giá, chúng ta chỉ có thể đưa đất nước lên thể chế dân chủ thật sự khi các nền kinh tế phải được chú ý và giải quyết ổn thỏa. Nếu không nó gây ra lộn xộn, cảm hứng rồi thất vọng để quay lại nền độc tài để còn yên ổn làm ăn như Nga, Vennezuela và tôi vừa nghe một bài học mới nữa là Mehicô. Khi đó các tay mị dân lại được dịp rêu rao là dân chủ kiểu Mỹ không hợp với xứ mình và dân chủ không phải là khát vọng của nhân dân.
Một bài học được nữa được rút ra là: việc cách mạng để cải biến đất nước là việc của người dân, để cải biến phải lấy cái nền kinh tế, kế mưu sinh của dân chúng mà bàn tính. Để tránh đám đông vô thức mắc lừa gian hùng chính trị nên truyền thông cho dân chúng biết đâu là một nền kinh tế thực, đâu là một nền kinh tế hứa hão, mị dân nhưng có chiếc áo rất đẹp: lo cho người nghèo, chống bóc lột, miễn phí, giá rẻ,….
10. Từ quá khứ nhìn lên: Lịch sử dân tộc là một pho sách vĩ đại.
Ôn cố tri tân là một việc làm đúng đắn. Ngẫm lịch sử, ta tự hỏi, tại sao chủ nghĩa cộng sản lại thành công ở VN. Tại sao chúng ta đói nghèo mà đánh lui hai nước lớn với vũ khí sát thương khủng khiếp ? Tại sao đổ không biết bao nhiêu xương máu để làm cái gọi là đánh Mỹ cứu nước mà lại tay bắt mặt mừng khi Mỹ quay lại? Để đi tim câu trả lời cho câu hỏi trên, ta cần tìm về bản chất dân tộc và tìm hiểu các giá trị thời đại:
Từ bản chất, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng. Từ thời dựng nước hàng ngàn năm, tồn tại bên cạnh một người khổng lồ có tư tưởng bành trướng, thôn tính, đồng hóa,….dân tộc ta tốn không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững và bảo vệ nền độc lập. Lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng là gam màu sáng trong lịch sử nhưng xuyên suốt lịch sử dân tộc ta lại là một dân tộc bất hạnh: không nô lệ ngoại bang thì tự đày đọa nhau. Cái sự bất hạnh bắt nguồn ngoài địa thế chính trị còn do bản chất nội tại. Dân tộc ta không có nhà tư tưởng lớn, không có triết gia trị quốc nên phải dùng những triết lý của thiên hạ để giải quyết việc của mình. Điều đó dù muốn hay không chúng ta cũng bị chi phối bỡi chủ thuyết đó: xưa là Khổng giáo, nay là Mác-Lê giáo. Dân tộc Việt Nam được ca ngợi là chăm chỉ, hiền hậu; ưu và nhược luôn song hành, họ có xu hướng hài lòng cái hiện tại nên trong thời bình sẽ bị trì trệ, chính trị rập khuôn, luôn lấy quá khứ làm thước vàng, khuôn ngọc cho hiện tại. Khi mà toàn dân bị chi phối bỡi một chủ thuyết thì việc phá vỡ nó để đi đến cái mới là vô cùng gian nan. Sự thất bại của nhà canh tân Nguyễn Trường Tộ là một thất bại không chỉ sự nghiệp cho một cá nhân xuất chúng mà còn là thất bại của một dân tộc. Nếu ngày đó tư tưởng canh tân của ông được toàn dân chấp nhận thì lịch sử nước nhà đã khác hoàn toàn.
Dân tộc dè chừng thuyết tự cường của nhà ái quốc Phan Chu Trinh nhưng lại một lòng một dạ đi theo chủ thuyết cộng sản của ông Hồ Chí Minh cũng có động cơ xuất phát từ dân tộc tính. Ta nên biết tình hình toàn cảnh lúc đó là một đất nước lầm than: phong kiến thối nát, thực dân tàn độc, nạn đói treo trên đầu. Một niềm tin chính trị quân vương sẵn có và một nhu cầu sống còn của dân chúng là ruộng đất. Từ những điều đó với “tài năng” và uy tín của ông Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa cộng sản thành công ở Việt Nam là tất yếu Đây thật sự là điều đáng tiếc. Từ bài học này ta nên biết dân tộc ta là ai, có ưu và nhược gì để lấy trí tuệ soi sáng, thiết phục dân theo thay vì lợi dụng họ để xây dựng cơ đồ anh hùng. Anh hùng hay không, rồi toàn dân cũng biết nhưng xương máu, nước mắt dân tộc không phải là trò đùa.
Nhìn về quá khứ, ta cũng thấy được bài học lớn: dù muốn hay không một dân tộc, một nước nhỏ cũng bị phụ thuộc và chi phối trên bàn cờ chính trị của các nước lớn. Cuộc chiến tàn khốc trên quê hương Việt Nam 1945-1954 nhất là cuộc chiến 1954-1975 đã minh họa rõ ràng cho vị thế con cờ Việt Nam trên bàn cờ thế giới. Đây là một bài học đau đớn mà bất cứ ai vinh dự được đứng mũi chỉ đường dẫn lối dân tộc phải biết, tránh biến toàn dân tộc thành miếng thịt bị mặc cả trên chính trường quốc tế, rất đau lòng. Phải hiểu biết thời đại, đón gió lành, che gió độc cho nhân dân-đất nước, ấy mới là bậc anh hùng chân chính.
Chủ nghĩa cộng sản thật sự là một ngọn gió độc của thời đại, phần nào mang tính tất yếu của tiến trình văn minh loài người, điều không may là dân tộc ta đã trúng ngọn gió đó. Theo giáo lý nhà Phật, không cái gì tự nhiên mà có, nó có nhân duyên của nó. Ngẫm kỹ cái nhân của tai ách cộng sản là kết hợp của các vấn đề: địa chính trị, dân tộc tính và sự sai lầm của lãnh đạo. Địa chính trị không thể đổi nhưng hai vấn đề sau có thể học và tránh được trong tương lai.

11. Từ tương lai nhìn xuống: Những kết quả giả định từ hành động hôm nay
Nếu có một cỗ máy đi vượt thời gian, chúng ta thử xem trước dân tộc ta tương lai 20-30 năm tới sẽ như thế nào. (đang cập nhật)
12. Nhìn từ ISS: Cả hành tinh sôi động vì mưu sinh của muôn loài
Chúng ta hãy đứng từ xa, từ vũ trụ nhìn về trái đất. Ngoài trái đất, bằng trí tuệ, con người đã xây cho mình một nơi có thể ở mới: trạm vũ trụ quốc tế ISS. Đây là một thành quả lao động của nhân loại chứ không riêng quốc gia, dân tộc nào. Đó là sản phẩm hợp tác của hầu hết tất cả các cường quốc trên địa cầu từ dân chủ đến độc tài, từ bạn hữu đồng minh đến bên kia chiến tuyến như Nga (Liên Xô)-Mỹ. Đây có lẽ là một tiểu hành tinh, một ngôi nhà mới mà nhân loại đang hướng đến: ở đó có chung sống hợp tác nhau chứ không có chiến tranh. Công dân đất nước nào, dù mang tư tưởng chính trị nào, khi lên đây đều tay bắt mặt mừng chứ không còn thù hằn.
Từ đây nhìn về trái đất, ta thấy trái đất quả là một viên ngọc lung linh trong hệ ngân hà. Viên ngọc duy nhất có màu xanh sự sống. Mà sự sống nhìn từ vũ trụ, từ cái vĩ mô của các ngôi sao, cái khắc nghiệt của siêu tinh, cái hiểm họa của tia vũ trụ thì quí giá vô cùng. Trái đất được chiếu sáng luân phiên một nửa bỡi mặt trời, quay tít mù không nghỉ quanh nó và quanh mặt trời, từ đây tạo ra bốn mùa với nắng mưa gió bão nhịp nhàng. Như một cỗ xe khổng lồ chuyên chở trên nó hàng triệu tỷ sinh linh trong đó có hơn 7 tỷ cá thể của loài động vật đi bằng hai chân và biết sĩ diện. Tua nhanh lịch sử loài đó cũng mới tách khỏi giống loài còn lại được xếp hạng động vật tầm hơn 10.000 năm để bước lên một đẳng cấp cao hơn: Người. Người xuất hiện khi giống đó bắt đầu sống thành xã hội, bắt đầu lao động để sống chứ không còn đi lang thang nhặt nhạnh đồ ăn. Người xuất hiện khi có phân công lao động, có tổ chức công việc, có quản lý lẫn nhau tức là có tổ chức gọi là nhà nước. Từ đây xuất hiện một đặc sản riêng loài người mới có: chính trị. Chính trị suy cho cùng là giải pháp để mọi người sống chung với nhau trong bầy đàn được yên ổn, không có nạn cấu xé nhau. Nghe rất đơn giản nhưng loài người đã đi tìm cái giải pháp đó suốt mấy ngàn năm nay trong đầy máu và nước mắt. Loài được cho là thông minh tìm hiểu được đến hạt của Chúa, thay thượng đế làm những việc mà chỉ có đấng quyền năng mới làm được: sáng tạo ra loài mới, sinh sản nhân tạo,….nhưng lại trầy trật trong việc tìm ra giải pháp tưởng chừng như đơn giản trên. Vì sao? Sự thật lại mỉa mai là vì con người có trí thông minh. Để đi lý giải cho điều mâu thuẫn đó, ta bắt đầu nhìn từ xa.
Đứng trên quả đất ta có thể nghe rất nhiều mỹ từ cao đẹp: dân chủ, tự do, danh giá con người, nhân phẩm, quyền làm người, đạo đức, yêu thương nhân loại, thế giới đại đồng,…..Nhưng nhìn từ vũ trụ sự việc sẽ đơn giản hơn: như muôn dòng sông tuôn trào cuộn chảy, uốn lượn vượt qua bao thác ghềnh, núi non hiểm trở là do trọng lực, muôn loài nhộn nhịp đan xen nhau, hợp tác nhau, cạnh tranh nhau,….là do lực sống chi phối. Động lực sống thúc đẩy cá thể hoạt động để có thể sống tốt hơn cho bản thân và cho giống loài. Loài người cũng bị cái động lực vĩ đại này chi phối. Chỉ khác nhau ở chỗ là càng văn minh, loài người càng dùng trí tuệ để tính toán cho mục đích chứ không còn hành động theo bản năng. Hàm lượng trí tuệ trong tính toán đó thể hiện sự văn minh của nhân loại. Đó là màn dạo đầu của triết lý. Ta nhìn sâu hơn về quả đất.
Khắp địa cầu, người xe nườm nợp, áo quần như nêm, thử hỏi đám người kia đang nghĩ gì trong đầu? Nghĩ về lợi, tất cả các hoạt động của họ đều hướng tới một cái lợi nào đó. Hai từ “quyền lợi” vô cùng quan trọng đối với loài người. Có một câu triết lý đơn giản sau “không có kẻ thù mãi mãi cũng không có bạn bè mãi mãi, chỉ có quyền lợi mãi mãi”. Các nước ngồi nhau bàn chuyện hợp tác hay đánh nhau cũng vì quyền lợi. Đàm phán hết hơi để ký thỏa thuận nhưng nó có thể bị cho vào sọt rác dù mực ký chưa kịp khô nếu nó chống lại quyền lợi. Nhỏ hơn là các tập đoàn, các công ty gặp nhau cũng vì quyền lợi, nhỏ hơn nữa là từng cá nhân với nhau. Quyền lợi như động lực vô hình thúc đẩy dòng sông nhân loại cuộn chảy. Ta nên công nhận điều này cho triết luận tiếp theo.
Quyền lợi với mọi người. với mọi quốc gia dân tộc là chuyện hiển nhiên, điều quan trọng là cách thức để có được quyền lợi. Văn minh hay man dại là ở chỗ này. Nguyên thủy khi mà luật lệ chế tài chưa đầy đủ thì quyền lợi nhóm này lại là sự tước đoạt xương máu trên lưng nhóm khác, hay quyền lợi dân tộc này là máu và nước mắt của dân tộc kia. Lịch sử từ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, thực dân,,….đã minh chứng cho điều đó. Con người đau khổ vì trí thông minh của mình là ở chỗ này: có lợi thì ai cũng muốn giữ nó để mà hưởng (ăn cây nào, rào cây đó). Lớp hưởng lợi thường là lớp tinh hoa, có trí tuệ hơn nhóm còn lại và họ dùng trí thông minh đó để vẽ vời, huyễn hoặc ra bao chủ thuyết từ phi lý thần thoại (thuyết số phận cho nô lệ, thuyết thiên tử cho phong kiến) đến thực tế hơn (khai hóa văn minh thời thực dân). Cái khốn nạn của nhân loại là ở chỗ này, kẻ hưởng lợi sung sướng thì bám lấy bằng mọi giá dù rất phi lý trơ trẽn, trong khi nhóm thiệt hại thì cùng cực. Cuối cùng nguyên lý có áp bức, có đấu tranh phải đến. Cách mạng nổ ra và con người phải nói chuyện với nhau bằng gươm đao, súng đạn là điều tất yếu. Đến nước này thì ai cũng thiệt. Lịch sử ngàn năm của nhân loại là những chu kỳ lớn của việc một nhóm nhỏ có lợi, củng cố lợi và bị tàn phá. Con người tiến dần từ chuyện lợi phi lý cho một nhóm nhỏ đến lợi hợp lý hơn cho tất cả.
Xuyên suốt lịch sử, loài người đã trải qua hai chế độ chính trị: phi dân chủ và dân chủ.
Từ ISS nhìn về, quả địa cầu là một ván cờ lớn của hai cao thủ: phe dân chủ đứng đầu là Mỹ và phi dân chủ với chủ soái TQ. Suy cho cùng hai cao thủ trên đi các con cờ cũng vì quyền lợi mình trên hết nhưng có sự khác biệt lớn trong nội tại mỗi bước đi. Cao thủ Mỹ tìm kiếm quyền lợi trên sự hợp tác lâu dài, hướng đến dân chủ vì họ biết rằng chỉ có dân chủ mới là phương cách ổn định lâu dài cho cuộc chơi, còn cao thủ TQ thì mặc xác “dân với chủ” chỉ nhắm đến quyền lợi dù có bỏ ra lớn tiền mua đứt tên độc tài xứ đó, thủ lợi rất lớn nhưng nguy cơ vỡ trận và hậu quả vô cùng thảm khốc (Bài học TQ cấu kết với Vua không ngai Gaddafi của xứ Libi). Hai cao thủ đó di chuyển uyển chuyển, luôn toan tính cho con cờ quyền lợi của mình. Nhiều khi vì quyền lợi mà cao thủ chú Sam có thể bỏ mặc lý tưởng mà chú luôn tung hô: dân chủ, nhân quyền. Thiên hạ cho chú là kẻ hai mặt, thực dụng nhưng đâu biết rằng nhờ chú uyển chuyển vậy mà đã mang phúc lớn cho nhân loại. Nếu chú làm căng đúng luật thì nước trong quá cá cũng chết. Sự tàn bạo của con người không từ thủ đoạn gì dù phải lấy cả dân tộc ra đọa đày làm con tin để bảo vệ quyền lợi của phe nhóm, đảng phái mình. Con người có thể cho nổ tung thành phố bằng bom hạt nhân, đẩy hàng trăm triệu người vào sự hủy diệt nhưng rất khó để lấy búa ghè vào chân mình. Nhờ sự thực dụng uyển của chú Sam mà ta có TQ ngày nay, có thế giới ngày nay đang chín mùi cho làn gió dân chủ lần thứ 4. Mối tình khặp khiễng giữa chú Sam và chú Rồng được thi vị hóa hơn qua mối tình mộc mạc nên thơ của chàng trai vàng Mark Zuckerberg (Mỹ) và tiểu thư Priscilla Chan (TQ). Sự tự do, dân chủ sáng tạo của người Mỹ kết hợp với thành trì độc tài làm hàng triệu triệu người xứ TQ phải chăm chỉ lao động quần quật, cuối cùng đã chế tạo nên một siêu vũ khí cho loài người trong cuộc chiến với chính mình, với thế lực đen tối còn sót lại trong bản năng sống để mở ra nền dân chủ hoan ca trên toàn thế giới: khẩu pháo mạng internet với viên đạn là mạng xã hội. Facebook là viên đạn tân kỳ nhất trong số đó. Tuy mới khai chiến dạo đầu nhưng nó đã đánh sập những thành trì độc tài, đen tối hắc ám vững chắc đến 30-40 năm: xứ Libi, Ai Cập,….và nó bắn rung rinh nhiều xứ khác: Nga, Syria, Myanma,….và cả trên quê hương đã góp công lớn chế tạo nên nó-TQ (nhờ hàng trăm triệu dân TQ sống trong vòng cương tỏa của độc tài bị đói nghèo, phải chấp nhận lao động quần quật, hưởng lương thấp trong các công xưởng để ngày đêm sản xuất các thiết bị máy tính mà nhân loại mới có thành quả mạng internet hôm nay). Điều kỳ diệu là chỗ này, năm xưa dưới tay Mao có đến hơn 100 triệu dân TQ chết nhưng không thể cởi được ách độc tài. Nay họ lao động khốn khổ trong các công xưởng để góp phần tạo nên một siêu vũ khí, chính siêu vũ khí này quay lại giải phóng họ khỏi nanh vuốt tàn độc của độc tài. Nếu không có siêu vũ khí này thì số phận họ không khác gì số phận dân Bắc Triều Tiên. Dù người Mỹ có dùng đến sức mạnh bom hạt nhân, bom khinh khí cũng không thể giải thoát được cho họ.
Để biết siêu vũ khí internet tạo ra làn gió dân chủ như thế nào và cơ hội nào cho Việt Nam, xin lắng nghe một chuyên gia về dân chủ: ông Nguyễn Gia Kiểng (1) và (2).
Từ xa nhìn về, lịch sử đang lặp lại với dân tộc Việt Nam, chiều ngày 31/8/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã bắn những viên đạn đại bác đầu tiên vào Đà Nẵng, mở đường cho công cuộc chinh phục Việt Nam và cả đông dương sau đó. Nhiều người gọi đó là cuộc xâm lăng nhưng nếu nhìn rộng ra từ góc nhìn toàn cảnh, ta thấy vấn đề còn lớn hơn thế, vấn đề có tính tầm cỡ nhân loại. Đó là làn gió dân chủ sơ khai cộng hòa ở phương Tây đã thổi đến xứ sở quân chủ chuyên chế phương Đông. Một làn gió tất yếu không thể tránh được, vấn đề là đoán nhận nó như thế nào. Như trong bài viết “Việt Nam-những khúc quanh thất bại” đã chỉ rõ dân tộc đã thất bại cay đắng. Bài học cũng đã được rút ra: người dân chưa nhận thức được thời đại, còn bám víu vào cái chủ thuyết “Trung quân, ái quốc” cực kỳ lạc hậu, lãnh đạo u mê tham quyền cố vị.
Cái vị thế của Việt Nam hôm nay hoàn toàn tương đồng như xưa: VN cùng TQ bám vào chủ thuyết cộng sản với niềm tin đảng anh minh, mong đảng sửa mình để lãnh đạo dân tộc, giống hệt niềm tin thiên tử anh minh. Lãnh đạo hiện nay cũng vì quyền lợi ích kỷ của phe nhóm mà ra sức cấu kết với “thiên triều” ngăn cản sự đổi thay của đất nước. Nhưng chúng đâu biết rằng, nay thời thế đã khác xưa, dân đã biết đâu là thực, đâu là mị dân. Chắc chắn lần này bọn tham tàn khốn nạn đó sẽ bị toàn dân quét sạch ra khỏi đất nước trước khi chúng kịp đẩy dân tộc vào thảm cảnh nô lệ cho giặc Tàu.

13. Đứng giữa nhìn quanh.

4 nhận xét:

  1. Chào anh,bài viết rất hay,anh có bộ óc thật cao cả hiểu biết quá nhiều mà hình như blogs này của cá nhân anh?
    Ôi tôi thương quá...làm thế nào để mở mang kiến thức?Dân chủ là gì ai trả lời được đây....?

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết khá công phu, tầm nhìn phủ rộng. Cám ơn anh Thạnh _ (KVC)

    Trả lờiXóa
  3. Không biết anh Thạnh có phải là học trò của cụ Lý Đông A hay không?
    Bài viết trí tuệ quá

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết rất hay. Tôi đã share trên face Book ... Ước mong sẽ góp gió để quê nhà bước vào vận hội mới , cứu nguy cho đất nước ...Chúc anh đi đến đích ..

    Trả lờiXóa