
Hãy nhằm
con cờ quan trọng mà điểm, bàn cờ Đômino sẽ đổ!
Theo giáo lý nhà Phật,
mọi sự vật, hiện tượng không phải tự nhiên mà có; nó tồn tại, xuất hiện trong
mối liên hệ lẫn nhau gọi là duyên, hết duyên là hết. Về mặc khoa học ta có từ
“quan hệ biện chứng”, “chi phối dẫn truyền” để chỉ ra mối quan hệ với nhau của
các sự vật, hiện tượng trong một hệ thống. Trong hệ thống đó nếu có một sự vật
hiện tượng mất đi sẽ ảnh hưởng lên tất cả, có thể kéo theo nhau sụp đổ như
những con cờ Đômino
mà ta thấy. Vấn đề là điểm đúng huyệt đạo con cờ Đômino quan trọng nhất. Trên
bàn cờ đất nước hôm nay, con cờ đó nằm ở đâu?
Triết học biện chứng đã
chỉ rõ, kết cấu một xã hội gồm có: cấu trúc thượng tầng có nền tảng là hình
thái, chế độ chính trị; cấu trúc hạ tầng có nền tảng là hoạt động kinh tế. Tất
cả thành viên trong xã hội tập hợp xung quanh và bị chi phối bỡi hai cấu trúc
này để có sự ổn định, an toàn trong cuộc sống. Mọi người có quyền lợi từ cấu
trúc này và có nghĩa vụ để bảo vệ nó, bảo vệ nó cũng chính là bảo vệ cuộc sống
chính mình. Đó là nguyên lý nền cho sự ổn định của một xã hội từ ngàn xưa: từ
phong kiến đến giờ.
Xã hội tiến đến điểm mất
cân bằng khi kiến trúc chính trị không còn phù hợp với hoạt động kinh tế. Nó
không còn làm vai trò bảo vệ, thúc đẩy kinh tế mà cản trở hoạt động kinh tế,
khi đó vẫn đề lỗi phát sinh này sẽ được giải quyết dần thông qua tranh luận tự
do trong xã hội để quyền lực tự nhiên hình thành theo ý người dân và giải quyết
nó. Câu chuyện này ta thấy ở các nước có bầu cử tự do, đa đảng phái, ở đó một
đảng có thể nêu ra vấn đề trong xã hội, qui tụ quyền lực dân chúng qua lá phiếu
và giải quyết được cái ung nhọt vừa phát sinh. Một ví dụ kinh điển cho việc
minh họa luận điểm trên là phong trào nhân quyền ở Mỹ. Khi vai trò người da màu,
nhất là da đen ngày càng quan trọng thì họ tranh đấu để xóa bỏ những đạo luật
bất công trước đây nhằm mang lại quyền lợi cho họ; tức là thay đổi kiến trúc
thượng tầng để phù hợp hạ tầng. Điều kỳ diệu đã đến: từ khi “bầu trời” thay đổi
thì “mặt đất” xuất hiện những cây đại thụ: đại tướng Colin
Powell, ngoại trưởng Condoleezza
Rice,…nổi bậc nhất là tổng thống Barack Obama. Sự thay đổi hệ thống là để
mang lại quyền lợi cho tất cả người Mỹ. Điều kỳ diệu của nền dân chủ đa nguyên
là ở đó.
Quay lại hiện tình trong
nước, chúng ta có rất nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng “kinh tế ốm yếu, giáo dục
xuống cấp, tham nhũng, cán bộ yếu kém,…..” không thể giải quyết được mà chỉ vá
víu, che đậy theo kiểu uống thuốc giảm đau. Tất cả cũng bỡi vì kiến trúc thượng
tầng không đổi: nền chính trị vẫn như cũ. Nhà dột từ nóc, uống thuốc chỉ giảm
đau nhưng khối u thì ngày càng phát triển. Điều gì đến phải đến: chúng ta bắt
đầu thấy khối u bục phát khắp nơi, những tai tiếng tham nhũng, những quả bom
mang tên Vina đã nổ vang rền trên bầu trời Việt Nam
mang theo mồ hôi, nước mắt, sự nghiệp gầy dựng cả đời (400.000 doanh nghiệp phá
sản) của hàng triệu triệu dân Việt Nam . Tiền là máu; hàng triệu tỷ
tiêu ma, hàng triệu tỷ nợ nần, mỗi người dân Việt Nam từ già trẻ, lớn bé, từ
sắp chết cho đến mới tựu thai phải gánh trên vai món nợ mà theo tính toán của
các chuyên gia kinh tế là làm không ngừng nghỉ, không ăn uống đến 3 năm mới trả
được. Trong khi dân ta có làm gì ngoài bán mồ hôi trong các công xưởng ô nhiễm
độc hại, phơi lưng nắng cháy trên cánh đồng cằn cõi manh mún mang lại lợi tức
hàng năm đủ ăn là mừng. Nợ chồng, nợ chất là viễn cảnh oàn lưng cho cả dân tộc.
Đó là chưa nói đến hậu quả môi trường ô nhiễm khắp nơi và lãnh thổ bị mất
mát, thuê
nhượng khá lớn, ngoại xâm đã đến gần nhà.
Một hệ thống rệu rã, một
con tàu mục nát mang theo 90 triệu sinh linh đang tiến đến vực thẳm. Câu hỏi
được đưa ra, người ta có biết điều đó không? Tôi khẳng định là số biết nhiều
hơn số không biết, số biết có trí tuệ hơn số không biết, số biết có tiềm lực
hơn số không biết. Vậy điều gì đưa đất nước, mọi người đến tình trạng bi đát
hôm nay?
Con người sinh sống là để
mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Yêu nước hay ủng hộ sự ổn định của
chính quyền cũng là nước tính xa cho nhu cầu sinh tồn. Lẽ tự nhiên yêu nhà
trước yêu nước, thương con trước thương dân, thương vợ trước thương đồng bào.
Chính điều này đã phân tán lực để có thể kéo con tàu mang tên DC-VN 2012. Để
cho dễ hiểu và hình dung, ta xem tình hình hiện nay như một ván cờ. Trên bàn cờ
ta hãy điểm qua các con cờ lớn với lực và hướng chính. Nếu lấy mỗi nhóm người
chính trong xã hội làm một con cờ trên bàn cờ thì ta có các con cờ như sau: (xem
tại đây)
Như vậy, trên bàn cờ thế
sự hiện nay, có nhiều con cờ từ quan trọng đến phụ họa, chúng đứng vững nhờ
liên kết với nhau bỡi sợi dây quyền lợi, bỡi kế mưu sinh và quan trọng hơn nữa
là bỡi không còn sự lựa chọn khác. Sợi dây này có đầu dây được nắm
giữ, điều khiển bỡi con cờ lớn nhất: nhóm cầm quyền.
Đến đây, vấn đề đặt ra đã
rõ: hãy tấn công vào sợi dây này, hãy chặc đứt nó khỏi tay tên Trùm, khi đó các con cờ còn lại sẽ
không còn bị giật dây điều khiển được nữa, nó sẽ bung ra độc lập đứng vững vì
lợi ích của chính mình. Khi đó điều kỳ diệu sẽ đến, các con cờ sẽ nối tiếp thi
nhau sụp đổ về một hướng: hướng của quyền lợi chính nghĩa. Đó chính là ngòi nổ
cho quả bom có số hiệu DC-VN 2012. Cuối cùng thì câu hỏi đặt ra là làm sao chặt
đứt sợi dây đó? Triết lý tình yêu chỉ có thể hóa giải bằng tình yêu, quyền lợi
chỉ có thể khống chế bỡi quyền lợi lại được đem ra sử dụng. Hãy trao quyền lợi
cho chính người liên quan thụ hưởng, hãy trao thứ vũ khí quan trọng nhất này vào
tay người dân để họ đủ sức mạnh, đủ động lực và đủ ràng buộc để họ nhất tề đứng
lên bảo vệ cuộc sống, cuộc mưu sinh và tương lai của chính họ và con cháu họ. Việc
này là việc của nhân dân, chỉ có thể họ tự làm lấy. Hãy trao cho họ chiếc phao
tốt hơn, chính nghĩa hơn khi đó mọi người tự khắc trèo lên mà đạp bỏ chiếc phao
cũ. Tình cảnh hiện nay không khác gì mọi người đang cố bám vào một chiếc phao
đã mục để sống. Khi đó thế cờ tự chuyển động như những con cờ Đômino.
Để biết thứ vũ khí đó
được thiết kế và sử dụng như thế nào? Mời quí bạn hữu xem ở
đây. Và để biết nó có uy lực đến đâu, mời xem tại
đây.
Trân trọng
TM PTTNCQ
K.s Nguyễn Văn Thạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét