Khoa học cho chúng ta
biết mọi sự vật, hiện tượng đều có qui luật, không phải tự nhiên mà có, tất cả đều
chịu sự chi phối của sự tất yếu. Một hiện tượng luôn có nhiều qui luật chi phối,
trong đó luôn có một qui luật tổng thể lớn nhất được gọi là qui luật chính yếu
hay nguyên lý lõi.
Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012
Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012
CHIẾN LƯỢC KHAI TRIỂN TỔ CHỨC
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012
VIỆT NAM-TỪ XA NHÌN VỀ

Thân gửi bạn hữu!
Quá trình hóa giải chế độ độc đảng toàn trị hiện nay tại nước
ta là một việc cần kíp, quan trọng và cũng đầy hệ trọng. Nhiều người trong
chúng ta đã cảm nhận được sự chuyển vận sắp tới của bánh xe lịch sử dân tộc. Điều
này xét trên nhiều mặt là chắc chắn xảy ra, chỉ còn là vấn đề thời gian. Gió sẽ
thổi còn thuyền có ra khơi hay không hay tròng trành rồi lật úp là chuyện của
người. Để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh con thuyền Việt Nam , tôi xin giới thiệu quí bạn hữu
loạt bài viết phân tích xem chúng ta
đang ở đâu, xu hướng sắp tới là gì, nên đi theo hướng nào, có bài học lịch sử nào
để lại cho chúng ta vận dụng không? Loạt bài viết không tham vọng khắc họa đầy
đủ mà chỉ có thể là những nét cơ bản nhất định hình vị trí con tàu mang tên VN,
mong được trao đổi thêm để làm rõ nhiều hơn.
Trân trọng
K.s Nguyễn Văn Thạnh
XA LUÂN CHIẾN VÀ CÁCH MẠNG HIỆN ĐẠI
Để cuộc cách mạng bùng nổ, thành công, chắc chắn có cuộc xuống đường
biểu tình. Kẻ nắm quyền tất yếu sẽ ra lệnh đàn áp. Đối mặt với một đội quân có
tổ chức, có thừa sự tàn bạo để dập tắt biểu tình. Người dân sẽ hành động như
thế nào? Chiến thuật gì để thành công, tránh đổ máu?
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012
Từ Thánh Gióng đến hiệu ứng Facebook
Việc cách mạng là việc của nhân dân. Ý dân là ý trời!
Câu chuyện Thánh Gióng: Thánh gióng là một vị trong tứ bất tử của dân tộc Việt. Con dân đất Việt, chắc không ai không biết câu chuyện truyền thuyết Thánh gióng. Thánh là hiện diện cho lòng yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm đã thành truyền thống thắm đỏ trang sử Việt.
Việt Nam - Những khúc quanh thất bại
Lịch sử là trí nhớ, nhờ có trí nhớ mà thành người. Nhờ có lịch sử mà dân tộc phát triển!
Triết gia đã nói: từ khi có lịch sử, con người đã thoát khỏi giới động vật, lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Một dân tộc không có lịch sử thì không khác gì một con người mất trí. Người mất trí là người sống theo bản năng. Sống theo bản năng thì đến việc đi vệ sinh họ cũng không biết làm sao cho tốt.
Tiền tệ và nô lệ
Xưa nô lệ bị sai
khiến bỡi súng đạn, nay bỡi tiền
Tiền tệ: có một câu chuyện gây tranh cãi
bất tận khi được nêu ra: vai trò của tiền bạc đối với cuộc sống con người. Kẻ
khinh, người trọng, người cho là tất cả, kẻ không xem ra gì. Kẻ bỏ cả đời cho
khát khao có tiền, người xem như không. Nhiều người còn thấy tiền bạc là hình
ảnh của lòng tham không đáy, của tư bản xấu xa,….Tranh cãi là vậy, nhưng có
điều chắc chắn là hiện nay, nhất là ở các thành phố không ai có thể sống mà
không có tiền. Tôi rất thích câu nói của một cô người mẫu, rất đơn giản nhưng có
thể chấm dứt chuyện tranh cãi về tiền bạc “không có tiền thì cạp đất mà ăn”.
Đất tàn-nước mạt vì đâu

Dân tàn vì nước mạt
Chúng ta đang chứng kiến một thực tế là
đất nước ta đang lụn bại: từ kinh tế đến chính trị, từ giáo dục đến y tế, từ xã
hội đến văn hóa. Điều này thì rõ như ban ngày, không thể chối cãi hoặc ngụy
biện, trừ khi nhắm mắt, bịt tai vì hưởng lợi, hoặc lấy triết
lý AQ ra chống chế mà thôi.
Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012
Nhân dân khốn khổ vì đâu?
Viết tiếp bài: không thoát khỏi bàn tay Phật tổ
Việc cách mạng là việc của nhân dân, ý dân là ý trời! Dân có biết dân mới hành động!
Tiền như dòng máu trong một cơ thể. Máu chỉ tốt khi do các tế bào làm ra và lưu thông. Lạm phát là cách rút máu tốt, thay bằng nước lạnh (máu độc). Lạm phát là một hình thức cướp đoạt trắng trợn mà hợp pháp.
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
Không thoát khỏi bàn tay Phật Tổ

Thân gửi các doanh nhân tài năng (và các chính trị gia tầm tầm), ngày đêm xuôi ngược, nhậu nhẹt, bắt tay, ngựa xe xúm xít, “hai tay xoay tít, cái đít cong vòng”,… chúng ta có nên tiếp tục tham gia vào một sân chơi như thế này nữa không hay cùng chung tay thay đổi để có tương lai bền vững, tươi sáng không chỉ đời chúng ta mà cả đời con cháu chúng ta.
Hãy nghĩ đến cái họa mất nước, đó là cái họa chung, khi đó dù là tài năng Tôn Ngộ Không thì cũng bị giết thịt ráo...
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012
Lòng yêu nước, chủ nghĩa cá nhân và cách mạng
Bài viết dịp kỷ niệm 1 năm xuống đường biểu tình chống TQ bành trướng
Thưa quý bạn hữu. Vậy là chúng ta đã có mốc kỷ niệm 1 năm ngày xuống đường thể hiện lòng yêu nước. Trong những ngày chủ nhật đó, hòa giữa dòng người, giữa đất trời thủ đô văn hiến, hội tụ khí thiêng 4.000 năm của dân tộc, hô vang khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam”, ai trong chúng ta cũng cảm nhận dòng máu của cha ông cuộn chảy, lòng đầy tự hào, lâng lâng, một cảm giác sung sướng, hạnh phúc vỡ òa, không thể tả được. Cảm giác như quyện cùng non sông, đất nước, có thể hy sinh, ngã xuống vì đất nước mà không chút hối tiếc. Lòng yêu nước là đây, lòng tự hào dân tộc là đây, nó lâng lâng, cao đẹp, nó vượt qua mọi cái tầm thường của cuộc sống. Những con người xa lạ, tự nhiên thân thiết như anh em một nhà, như người thân ruột thịt.
Lực đẩy và lực kéo
Thân tặng bạn hữu - những người con dấn thân cho dân tộc có tương lai tươi sáng
Suy cho cùng vận động xã hội cũng là một vận động khoa học, nó luôn chịu tác dụng của hai lực: Lực đẩy (lực lượng tiến bộ, muốn thay đổi) và lực (níu) kéo (lực lượng thủ cựu, muốn di trì hiện trạng để hưởng lợi). Từ cổ chí kim luôn là vậy, chỉ những ai nắm rõ qui luật, vận dụng đúng qui luật thì thành công nếu không thì thất bại là điều khó tránh khỏi.
Việt Nam - Những sụp đổ đúng luật
Rọi chiếu cho tình hình đất nước hiện tại, để biện giải cho thất bại, cho sụp đổ người ta cho rằng con người làm sai, là phạm “luật” nhưng dưới góc nhìn của tôi, những sụp đổ đó là tất yếu là đúng luật (luật của trời), không thể thoát được. Trừ khi toàn thể người dân Việt Nam nhận thức, chấp nhận qui luật lớn của tự nhiên, còn không mọi sự sửa sai, mọi sự kêu gào, lên gân, sửa luật đều chỉ là hoài công vô ích, một dân tộc khôn ngoan hay tăm tối là ở chỗ này!
Luật pháp và kẽ hở của luật pháp
Luật do con người làm ra, thì cũng sẽ bị chính con người vứt đi nếu nó không mang lại lợi ích cho cuộc sống. Chỉ có luật sinh ra từ cuộc sống, bảo vệ cuộc sống thì mới được toàn dân tôn trọng, thực thi. Người ta thực thi luật, trước hết cũng vì quyền lợi cho mình nếu không thì sẽ lươn lẹo để lách luật.
Con người và những qui luật tự nhiên
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012
Tiểu luận về "về cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam"

Viết tiếp bài viết: Khoán 10 và bài học cho chúng ta hôm nay
Nguyễn Văn Thạnh - Thân tặng bạn hữu – những người con ưu tư vì tình hình đất nước và dấn thân tranh đấu cho một tương lai tươi sáng của dân tộc.
Tôi – Nguyễn Văn Thạnh – một con dân đất Việt, luôn suy nghĩ, ưu tư về tình hình đất nước. Rõ ràng như ban ngày là đất nước ta còn đầy bất công: tham nhũng, lãng phí tràn lan, một bộ phận nhỏ nắm quyền hoặc cấu kết với quyền lực giàu có, ăn sung mặc sướng trong khi đó đại đa số nhân dân sống khốn khổ, đổ mồ hôi sôi nước mắt mà cuộc sống bấp bênh, không bảo đảm.
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012
Khoán 10 và bài học cho chúng ta hôm nay?
Khoán 10
Sau năm 1954 và năm 1975 với niềm tin kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước sẽ tốt đẹp không còn nạn người bóc lột người, sẽ có quan hệ sản xuất tiên tiến, sẽ thúc đẩy sản xuất… Chúng ta đã tiến hành hợp tác xã (HTX) trong sản xuất nông nghiệp: ruộng đất là của chung, sở hữu của toàn dân, của hợp tác xã, nhà nước cử các ban chủ nhiệm HTX để chăm lo sản xuất, sẽ có cánh đồng ngàn mẫu, sẽ cơ giới hóa: cày bừa bằng máy kéo, phun thuốc sâu bằng máy bay... như mơ ước của các vị lãnh đạo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)