Sức mạnh của
chính nghĩa là sức mạnh tuyệt đối!
Cách mạng là việc chung nhưng điều gì liên kết mọi người làm một khối để thực hiện khi mà từng người ai cũng có toan tính riêng tư. Giải pháp nào cho một đám đông thờ ơ với vận mệnh đất nước, dân tộc? Giải pháp nào để đất nước chuyển mình trong hòa bình, tránh cảnh binh đao?
Quân lệnh như sơn:
Chiến tranh là việc hệ
trọng của một quốc gia, dân tộc: cả phe chiến và phe tham chiến. Đây là chuyện
sinh tử. Với con người không gì mạnh bằng ham muốn sống, không gì quí bằng mạng
sống, do vậy theo bản năng, con người sẽ trốn tránh. Khi đó quân đội sẽ là một
đám ô hợp, không có sức mạnh chiến đấu. Kỷ luật chính là sức mạnh của quân đội.
Kỷ luật là một phần của quân lệnh. Quân lệnh chính là những điều lệnh mà cấp
chỉ huy ban ra, toàn quân phải nghe theo, răm rắp thực hiện nếu không sẽ bị trừng
phạt, nặng nhất là tử hình (xưa là chém đầu). Chính điều này đã gắn kết từng
con người nhỏ bé rời rạc, mưu tính lợi ích cá nhân riêng biệt thành một khối và
tạo nên sức mạnh để lo việc chung: giết giặc, bảo vệ đất nước. Một trong những
vị tướng lỗi lạc sớm phát hiện ra sức mạnh của quân lệnh là nhà quân sự tài ba-Tôn Tử-
khi ông chỉ dùng đàn bà, con gái, mỹ nữ trong cung Vua, huấn luyện họ bằng quân
lệnh mà phá được giặc là nam nhi dũng mãnh.
Thế kỷ 20 ghi dấu bằng
cuộc cách mạng tháng 10 Nga. Đây là cuộc cách mạng do những người Cộng sản lãnh
đạo công nhân, nông dân nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản và họ bị liên quân
14 nước hùng mạnh lúc bấy giờ bao vây tấn công, chưa kể thế lực trong nước nổi
dậy. Điều gì làm cho một đội quân công nông non trẻ đánh tan giặc ngoài, dẹp
yên thù trong? Sách sử viết rằng là do lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của
giai cấp vô sản và sự lãnh đạo thiên tài của Lê Nin. Đó là bề nổi được trang
trí cho đẹp của một sự việc. Nguyên lý bên trong thì khác nhiều. Hãy nghe Trotsky, một đồng chí của Lenin; người có trách nhiệm chỉ huy Hồng quân
chinh chiến viết lại:
“Một quân đội không thể được xây dựng mà không có những sự trừng phạt.
Những đám đông đàn ông không thể bị dẫn tới chỗ chết trừ khi ban chỉ huy quân
đội có quyền sử dụng hình phạt tử hình……ban chỉ huy của chúng sẽ luôn bị buộc
phải đặt binh sĩ giữa cái chết có thể xảy ra trên chiến trường và cái chết không
thể tránh khỏi ở hậu phương…..Chất kết dính mạnh nhất trong quân đội mới là các
ý tưởng của Cách mạng tháng 10, và những đoàn tàu sẽ mang ra mặt trận chất kết
dính này”
Như vậy rõ ràng con người
hành động vì lý tưởng nhưng để thống nhất một khối cần phải có chế tài. Chế tài
mạnh nhất là quân lệnh.
Cách mạng là việc chung:
Không cần lý luận nhiều,
chúng ta biết rằng vấn đề xã hội là vấn đề chung, người khôn ngoan sống tốt hơn
kẻ khù khờ nhưng cả xã hội thì vẫn không thoát khỏi “bàn
tay Phật tổ”. Biết vậy, nhưng vấn đề ai làm? Chắc chắn phần lớn chúng ta đều
cân nhắc đến an nguy, hơn thiệt cho bản thân, cho gia đình nên sẽ cố tránh đi.
Một thiểu số lên tiếng, nhiệt tình thì cũng không giải quyết được vấn đề.
Chúng ta hãy xem một hình
ảnh đau lòng sau:
Ván cờ không nghe, không thấy,
không biết.
Tất nhiên sẽ có nhiều lý
luận đưa ra để biện giải cho một hành động: sự dân chủ, quyền cá nhân, sở
thích,….của từng người cần được tôn trọng; tôi chưa thấy đó là việc cấp thiết,
tôi không quan tâm chính trị, làm gì là quyền của tôi,…..Nhưng chúng ta nên
biết một điều; cùng là một dân tộc, cùng chung một đất nước, thì họa hay phúc là
chung nhau: nước hùng cường thì ai cũng có phần, nước nghèo thì ai cũng khó. Rõ
ràng là như vậy. Dù biết trong ngón tay có ngón ngắn, ngón dài, xã hội luôn có
người này, người nọ, sự thành công của một cá nhân nhiều khi là do bản thân chứ
không phải do xã hội hết; thời thuộc địa tàn khốc, nếu cố gắng thì cũng có thể
làm quan, hoặc giàu có nhưng cái họa hay cái phúc chung của đất nước luôn ảnh
hưởng đến từng người. Một đất nước, một dân tộc mà không có tinh thần chung,
tinh thần tập thể, không sớm thì muộn cũng tiêu vong. Không tiêu vong thì cũng
dặt dẹo trong đói nghèo. Không gì bất công bằng việc chung, nguy hiểm thì ít
người làm còn thành quả thì tất cả cùng hưởng! Xưa nay, khi xã hội đi vào bế
tắc cùng cực thì cần có một cuộc cách mạng để mở ra lối thoát cho mọi ngời.
Suy cho cùng, cách mạng
là một cuộc “nội chiến” giữa phe thiểu số nằm quyền có tiềm lực mạnh với phe đa
số yếu nhưng chính nghĩa. Cuộc chiến này rất cần một quân lệnh!
Chính trị là chiến
tranh không súng đạn:
Từng cá nhân nói riêng và
tập thể nói chung chỉ có thể khuất phục bằng bạo lực hoặc quyền lực. Bạo lực
đến từ chiến tranh, súng đạn; quyền lực đến từ chính trị. Chính trị thể hiện
qua những chính sách chung mà mọi người phải làm theo nếu không sẽ bị thiệt hơn
là không làm. Quyền lực chính trị có thể đến từ trên xuống, khi kẻ nắm chính quyền
ban ra. Quyền lực lúc này có thể là “chính quyền” hoặc “tà quyền” nhưng mọi
người phải thực hiện vì nó có đủ sức mạnh để cưỡng chế, trừng phạt người chống
đối.
Một điều thú vị là quyền
lực không chỉ đến từ kẻ nắm quyền mà còn đến từ số đông. Bí quyết để quyền lực
hình thành từ số đông chính là chính sách phải mang lại quyền lợi cho tất cả
hoặc gần như tất cả mọi người. Tự nhiên, con người có thuộc tính hành động vì
quyền lợi của mình, ở đâu có quyền lợi (chính đáng) cho tôi, tôi ủng hộ. Đây
chính là bí mật để hóa giải thế cờ hiện nay ở nước ta: cần sự thay đổi nhưng e
sợ bạo loạn, chiến tranh. Hay nói cách khác là “bất
chiến tự nhiên thành”.
Chính sách là quân lệnh:
Theo lý luận trên, cơ sở
khoa học cho “bất chiến tự nhiên thành” đã có. Vấn đề là điều đó nằm ở đâu? Ứng
dụng như thế nào?
Với chủ trương “dân
hữu hóa”, đi kèm với chính sách trừng
phạt và khen thưởng rõ ràng đã đáp ứng đầy đủ các thuộc tính trên.
Đến đây, vấn đề còn lại
là tất cả chúng ta, những người dân Việt Nam có cùng nhau ủng hộ điều trên để
hình thành một “quân lệnh” vững chắc như “Sơn” hầu giải quyết bế tắc cho tất cả
hay không? Chúng tôi cho rằng không ai từ chối một quân lệnh chính nghĩa như vậy nếu
họ biết đến nó.
Cuối cùng chúng ta còn
một việc duy nhất để làm là phổ biến nó đến tất mọi người dân Việt Nam . Tức là vấn
đề truyền thông.
Mong quí vị vì đất nước
và vì chính mình mà giúp một tay hỗ trợ cho việc trên!
Trân trọng
TM PTTNCQ
K.s Nguyễn Văn Thạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét